Cách học tập hiệu quả (Phần 1)

Học sao cho hiệu quả là kỹ năng mà mọi người đều có thể học. Vì thói quen học tập xấu tồn tại song song với thói quen học tập tốt. Chính vì vậy nên ở bài viết này, P.QLĐT sẽ hướng dẫn các chúng ta cách loại bỏ những thói quen học tập không hiệu quả, tập trung vào chiến lược có ích cho việc học và thay đổi kế hoạch chuẩn bị cho ngày thi. Khi đọc xong bài viết, chúng ta sẽ biết cách học thông minh hơn thay vì chăm chỉ hơn. Bên cạnh đó, P.QLĐT cũng sẽ cung cấp thêm một số bí quyết để áp dụng khi cần động lực học tập!

Phương pháp 1: Cải thiện hiệu quả học tập

1. Tạo thẻ ghi chú cho thông tin cần nhớ:

    

Chúng ta có thể sử dụng thẻ ghi chú cho hầu hết mọi chủ đề, và đây là công cụ tuyệt vời dành cho việc tự kiểm tra kiến thức. Hãy sử dụng thẻ ghi chú để học từ vựng, công thức, sự kiện, nhân vật lịch sử, tiến trình và dữ kiện khoa học, v.v. Chúng ta có thể tự làm thẻ hoặc in thẻ tìm được trên mạng. Việc còn lại là lật mở các thẻ để kiểm tra kiến thức.

- Tự làm thẻ ghi chú là việc vô cùng hữu ích vì chúng ta sẽ phải viết ra toàn bộ thông tin cần học trong quá trình làm thẻ.

- Chúng ta cũng có thể tìm thấy các thẻ ghi chú làm sẵn về nhiều chủ đề trên trang web như Quizlet.

2. Tạo sơ đồ tư duy để sắp xếp thông tin cần học:

     

Sơ đồ tư duy giúp chúng ta liên kết nội dung cần ôn tập. Chúng ta chỉ cần bắt đầu bằng việc vẽ một hình tròn và viết chủ đề vào đó. Tiếp theo, vẽ thêm vài đường thẳng từ giữa vòng tròn và vẽ vòng tròn ở cuối mỗi đường thẳng. Ở đó, chúng ta sẽ viết những điểm quan trọng liên quan đến chủ đề vào trong các vòng tròn. Sau đó, tiếp tục vẽ thêm các nhánh cho mỗi vòng tròn với những dữ kiện nhỏ và các chi tiết mới về chủ đề đó.

- Chúng ta có thể thử tìm kiếm các sơ đồ tư duy mẫu trên mạng để tham khảo cách người khác áp dụng phương pháp này trong học tập.

3. Tự kiểm tra để ôn lại những gì đã học:

 

Vào cuối mỗi buổi học, chúng ta sẽ dành 15-20 phút để tự kiểm tra nội dung đã học. Làm bài kiểm tra mẫu nếu có thể, nhưng chúng ta cũng có thể lật mở thẻ ghi chú hoặc che một phần ghi chú để kiểm tra khả năng ghi nhớ thông tin. Đây là cách giúp chúng ta nhớ những gì đã học và xác định nội dung cần ôn tập lại.

- Nhờ bạn bè hoặc người thân kiểm tra lại kiến thức của chúng ta. Họ sẽ đặt câu hỏi về chủ đề nào đó và giúp chúng ta kiểm tra đáp án.

- Làm bài thi thử bằng cách sử dụng các câu hỏi trong đề cương ôn tập hoặc các bài kiểm tra mẫu trên mạng.

- Nếu chúng ta trả lời sai, hãy đọc kỹ đáp án đúng.

4. Giảng dạy cho người khác để chúng ta hiểu rõ hơn về những gì đã được học:

     

Việc giải thích điều gì đó với người khác giúp chúng ta nhớ thông tin tốt hơn. Hãy giảng dạy những gì chúng ta đang học cho các bạn cùng lớp, bạn bè hoặc người thân. Bên cạnh đó, đừng quên hỏi họ xem có câu hỏi nào liên quan đến chủ đề đó hay không, và cố gắng giải đáp các thắc mắc của họ.

- Nếu chúng ta không thể trả lời câu hỏi nào đó, hãy tìm câu trả lời để lấp đầy lỗ hổng kiến thức.

- Nếu chúng ta chia sẻ kiến thức với bạn bè cùng lớp, hãy luân phiên “giảng dạy” cho nhau. Như vậy, chúng ta sẽ có cơ hội tiếp nhận nhiều kiến thức hơn!

5. Kết hợp các hoạt động phù hợp với phương pháp học tập:

    

Chúng ta cần tìm ra phương pháp học tập phù hợp nhất với mình. Người học qua hình ảnh tiếp thu kiến thức tốt hơn khi được xem nội dung; người học qua âm thanh tiếp nhận thông tin bằng cách nghe; người học qua cảm xúc vận động học tốt hơn khi được hành động. Hãy thiết kế buổi học bằng cách áp dụng phương pháp phù hợp với chúng ta.

- Nếu là người học qua hình ảnh, các em sẽ tô sáng ghi chú hoặc nội dung hoặc cũng có thể thử kết hợp việc xem phim tài liệu hoặc phần trình chiếu vào trong buổi học. Thêm nữa, các em cũng có thể vẽ sơ đồ tư duy để thể hiện suy nghĩ dưới dạng hình ảnh.

- Nếu các em là người học qua âm thanh. Hãy thử ghi âm và đọc to các ghi chú, bài học hoặc nghe sách nói.

- Nếu thích học qua cảm xúc vận động, các em có thể thử diễn đạt nội dung bài học qua hành động hoặc đi bộ trong khi đọc hoặc nghe sách nói. Việc lật mở thẻ ghi chú hoặc vẽ sơ đồ tư duy cũng hiệu quả.

6. Lập hoặc tham gia nhóm học tập để học hỏi lẫn nhau:

   

Việc học nhóm giúp chúng ta học tốt hơn vì các thành viên trong nhóm có thể chia sẻ ý tưởng và giảng dạy bài học cho nhau. Hãy lập nhóm học tập với các bạn cùng lớp, rồi lên lịch học nhóm ít nhất một lần mỗi tuần. Cố gắng tập trung để chúng ta có thể đạt được kết quả tốt nhất từ các buổi học

- Hỏi từng thành viên trong nhóm xem khi nào họ có thời gian trống để chúng ta có thể xếp lịch học nhóm phù hợp. Ví dụ, chúng ta sẽ lên lịch học nhóm vào thứ ba hàng tuần tại thư viện sau khi tan trường.

- Nếu tất cả thành viên đều bận rộn với các hoạt động sau giờ học, chúng ta có thể lên lịch học tại thư viện hoặc quán cà phê nào đó vào mỗi trưa thứ bảy.

- Cứ học nhóm nhiều lần mỗi tuần nếu các bạn có thời gian rảnh.

Các bài viết khác

(024) 6292 8282
(024) 6292 8282 089 983 3579