Cách học tập hiệu quả (Phần 2)

     Nối tiếp chủ đề "Cách học tập hiệu quả (Phần 1)", bài viết tuần này P.QLĐT sẽ nói về phương pháp học tập giúp chúng ta có thể chuẩn bị thật tốt cho những buổi tự học tại nhà. Chúng ta sẽ nắm được cách thức làm sao thể có một tinh thần thoải mái, tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất.

Phương pháp 2: Chuẩn bị cho buổi học

1. Sắp xếp tài liệu học tập sao cho có thể dễ dàng tìm được những gì cần thiết:

     Có thể chúng ta phải hoàn thành nhiều thứ. Vì vậy, hãy sử dụng thời gian một cách khôn ngoan. Đặt toàn bộ giấy tờ, tập vở, tài liệu và dụng cụ học tập tại một nơi riêng biệt để chúng ta không mất thời gian quý báu cho việc tìm kiếm. Như vậy, chúng ta có thể nhanh chóng lấy ra những gì cần dùng và bắt đầu việc học.

- Ví dụ, chúng ta sẽ xếp bút chì, bút mực, bút highlight, tẩy trong bóp viết đặt trong cặp. Nếu có bàn học riêng tại nhà, chúng ta có thể đặt cốc đựng dụng cụ học tập trên bàn. Thử sử dụng bút màu khi viết ghi chú cá nhân để tăng cảm giác thích thú.

- Nếu thầy/cô gửi bài tập và tài liệu dưới dạng tập tin máy tính thì hãy lưu các tập tin đó vào Google Drive để chúng ta có thể truy cập từ mọi thiết bị. Bằng cách này, chúng ta cũng luôn có những gì cần thiết.

- Chúng ta có thể dùng dụng cụ bấm lỗ để bấm lỗ trên bài tập, tài liệu và giấy tờ khác, rồi xếp chúng vào bìa còng. Một lựa chọn khác là xếp chúng vào bìa hồ sơ. Hãy chọn bìa còng hoặc bìa hồ sơ có hình ảnh mà chúng ta thích hoặc trang trí theo sở thích của chúng ta!

- Xếp sách hoặc tập vở vào trong cặp hoặc đặt cạnh góc học tập.

2. Lên lịch học tập hằng ngày:

     Thay vì cố gắng hoàn thành tất cả bài vở trong một ngày, chúng ta sẽ hoàn thành một ít mỗi ngày. Trước tiên, hãy chọn khoảng thời gian mà chúng ta cảm thấy tập trung nhất. Việc tiếp theo là sắp xếp môn học cho từng ngày. Xếp lịch học cùng với thời khóa biểu hoặc đặt tại bất kỳ đâu mà chúng ta có thể thấy mỗi ngày.

- Mỗi người đều năng nổ vào một thời điểm khác nhau trong ngày. Có lẽ chúng ta tập trung tốt nhất vào buổi sáng, nhưng cũng có thể chúng ta thích học ngay sau khi tan trường hoặc trước khi đi ngủ. Hãy chọn thời điểm phù hợp nhất với chúng ta.

- Nếu chúng ta chơi thể thao hoặc tham gia hoạt động ngoại khóa, đừng quên các hoạt động này khi chúng ta lên lịch học. Giả sử chúng ta có thói quen chơi thể thao mỗi ngày sau khi tan trường, lịch học phù hợp với chúng ta có thể là một giờ trước khi đi ngủ và một giờ trước khi đến trường để có thời gian chơi thể thao.

3. Luân phiên thay đổi các môn học để tránh kiệt sức:

      Đừng cố gắng học một môn quá lâu vì có thể chúng ta sẽ cảm thấy nhàm chán. Hơn nữa, việc này có thể khiến chúng ta gặp khó khăn trong việc ghi nhớ những gì đã học. Thay vào đó, hãy đặt giới hạn thời gian tập trung cho từng môn học, rồi chuyển sang nội dung khác.

- Ví dụ, chúng ta sẽ học môn toán và tiếng Anh vào trưa thứ hai. Nếu chúng ta có thể học trong 2 tiếng, hãy học toán trong 45 phút, nghỉ giải lao 15 phút, rồi học tiếng Anh 45 phút. Chúng ta cũng có thể dành 15 phút cuối buổi học để làm bài kiểm tra hoặc ôn tập.

- Học trước những môn mà chúng ta không thích thú lắm để chúng ta có động lực hoàn thành và đổi chủ đề.

4. Xây dựng góc học tập:

 

     Sẽ rất tuyệt nếu chúng ta có bàn học riêng, nhưng việc sử dụng bàn thông thường cũng hiệu quả. Đảm bảo góc học tập có ánh sáng tốt và loại bỏ những thứ không cần thiết hoặc yếu tố gây xao lãng có thể làm giảm sự tập trung của chúng ta. Đặt những gì cần cho việc học, chẳng hạn như bút, bút highlight và tập vở ở gần góc học tập để tiện sử dụng.

- Chúng ta cũng có thể thay đổi địa điểm học tập nếu điều đó tiện hơn cho chúng ta. Ví dụ, thỉnh thoảng chúng ta sẽ thích học ở thư viện hoặc quán cà phê.

- Nghe nhạc trong khi học để tăng sự thú vị. Hãy tạo danh sách các bài nhạc truyền cảm hứng mà không khiến chúng ta mất tập trung. Các em có thể nghe nhạc không lời nếu bản than dễ mất tập trung, nhưng cứ thoải mái chọn bất kỳ thể loại nhạc nào mà các em thích.

5. Loại bỏ những thứ gây xao lãng để có thể tập trung vào việc học:

      Chúng ta thường dễ tập trung khi không có những yếu tố gây xao lãng. Hãy dặn những người xung quanh không làm phiền trong khi chúng ta đang học. Bên cạnh đó, tắt tivi và đặt điện thoại ở chế độ im lặng để chúng ta không có thôi thúc bật màn hình.

- Nếu có sự bừa bộn gần góc học tập, chúng ta nên dọn dẹp ngăn nắp khi điều đó khiến chúng ta mất tập trung.

- Thử dùng ứng dụng hoặc trang web cải thiện năng suất làm việc có thể chặn mạng xã hội và ứng dụng hoặc trang web gây xao lãng trong khi chúng ta tập trung học.

6. Đừng cố nhồi nhét kiến thức trước ngày kiểm tra vì việc này không hiệu quả:

 

     Giống như hầu hết mọi người, chúng ta cần vài ngày để thật sự ghi nhớ nội dung bài học, nên việc nhồi nhét kiến thức vào buổi tối trước ngày kiểm tra là trái với khoa học và không hề hiệu quả. Thậm chí, các em có thể sẽ quên sạch những gì đã học vào tối hôm trước. Thay vào đó, hãy học theo lịch đã định để chúng ta có thể học mỗi lần một ít.

- Có thể chúng ta đã nghe chúng ta bè huênh hoang về hiệu quả của việc nhồi nhét kiến thức, nhưng chúng ta không biết rõ những gì diễn ra ở “hậu trường”. Hãy phớt lờ những gì người khác nói và làm điều tốt nhất cho chúng ta.

- Thử làm điều gì đó vui nhộn và thư giãn vào buổi tối trước ngày thi, chẳng hạn như tắm bồn hoặc xem bộ phim yêu thích cùng một người chúng ta. Như vậy, chúng ta sẽ mong chờ “phần thưởng” đó và có động lực để học tập theo lịch đã đặt ra.

Các bài viết khác

(024) 6292 8282
(024) 6292 8282 089 983 3579