Nghiên cứu - Trao đổi

CON GÁI CÓ NÊN HỌC NGÀNH LUẬT

Con gái có nên học ngành luật không?

Câu trả lời được đưa ra là không, mặc dù xét về tính chất của ngành này, phái yếu sẽ chịu nhiều thua thiệt hơn so với nam giới trong ngành. Vì ngành Luật ngoài những yêu cầu mà phái yếu hoàn toàn đáp ứng được như sự tỉ mỉ, chăm chút và cẩn thận, vì câu chữ trong văn bản đã ký không sửa lại được, lời nói đã nói ra không rút lại được thì vẫn còn cả những yêu cầu khác. Một trong số đó là khả năng hùng biện và tư duy logic, tiếp theo là kỹ năng giao tiếp với đối tác thông qua bàn tiệc, điều mà phái yếu hoàn toàn có ít lợi thế hơn khi so với các đấng mày râu. Nên khi theo đuổi ngành Luật, phái yếu tuy được xem là bình đẳng nhưng vẫn phải chịu một số điểm thua thiệt và gian nan, nhưng may mắn là những điều này hoàn toàn có thể được cải thiện theo thời gian.

/upload/images/to-chuc-hanh-chinh/dsc-9866.jpg

Bản thân ngành Luật cũng đầy áp lực khi “Deadline” và “Họp hành” trở thành những từ phổ biến vì diễn ra liên tục không ngừng, bất cứ ai cũng phải tự trau dồi kỹ năng và liên tục tiếp thu những thứ mới. Nói cách khác là khi xã hội thay đổi, những người trong ngành cũng sẽ phải tự thay đổi theo. Là phái yếu, bạn càng cần phải cố gắng hơn gấp nhiều lần để luôn có thể “vững chân” và bám trụ được trong ngành, cũng như chấp nhận việc phải liên tục giải quyết những yêu cầu không rõ ràng từ phía khách hàng, công ty và đối tác, nói chuyện và thảo luận với một số người mà trong thân tâm không hề muốn gặp mặt. Nhưng việc này cũng sẽ giúp bạn nâng cao khả năng giao tiếp, khả năng nắm bắt tâm lý một cách tinh tế và trở nên kiên trì, nhẫn nại hơn mỗi khi gặp rắc rối cần phải giải quyết.

Con gái thua thiệt hơn khi chọn nghề luật

Tôi đã từng là một sinh viên luật – một điều kiện tiên quyết để trở thành một luật sư theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Trong quãng đời sinh viên của mình, tôi đã không ít lần phải làm phép thử để lựa chọn nghề nghiệp sau này cho chính bản thân mình. Và sự thật là đã đôi lần tôi băn khoăn, liệu con đường mình đang đi có đúng đắn, khi người thân, bạn bè của tôi luôn lo ngại rằng, nghề luật khô khan và ít tình cảm, nghề luật quá máy móc và ít sáng tạo, nghề luật rất khó xin việc… Quan trọng hơn, tôi là phụ nữ, chắc chắn sẽ có nhiều thua thiệt so với các đấng mày râu bởi họ thường có khả năng hùng biện, tư duy logic hơn hẳn.

/upload/images/to-chuc-hanh-chinh/pasted-image-0.png

Phái yếu thường để tình cảm chi phối đến công việc. Nhưng bất cứ ai khi bước vào nghề luật sư sẽ luôn phải động chạm đến những nguyên tắc, quy phạm pháp luật khô khan, nghiêm túc và thậm chí là nghiêm khắc. Trái tim của người nữ luật sư cần phải được rèn giũa tránh các biểu hiện yếu đuối bên ngoài. Vì vậy những người phụ nữ một khi đã chọn con đường này đều phải tìm cách rèn cho trái tim mình cứng cáp dần lên, quyết liệt hơn, đấu tranh nhiều hơn và phải làm chủ được cảm xúc của mình.

Nhiều công việc phải ngoại giao qua bàn tiệc cũng là trở ngại không nhỏ đối với nghề nghiệp của nữ luật sư.

Bên cạnh đó, không thể phủ nhận, bổn phận làm vợ, làm mẹ, trách nhiệm gia đình của nữ luật sư cũng khiến họ khó có thể chủ động hoàn toàn trong công việc.

Các nữ luật sư rõ ràng cũng thua thiệt so với nam giới về sự can đảm, tác phong làm việc quyết đoán. Những rủi ro nghề nghiệp tiềm ẩn đòi hỏi những người trong nghề phải thực sự cứng rắn, tỉnh táo trong xử lý các mối quan hệ nếu không muốn để lại những hậu quả nặng nề.

Biến điểm yếu thành điểm mạnh

Mặc dù nghề “thầy cãi” gây cho phụ nữ rất nhiều những khó khăn, thua thiệt, nhưng với những người phụ nữ hiện đại, thông minh, tự tin và bản lĩnh, họ luôn biết cách biến những điểm yếu đó thành điểm mạnh, và vận dụng một cách khéo léo vào công việc.

Trước hết, một người phụ nữ bao giờ cũng mềm mỏng, khôn khéo. Đó có thể là một lợi thế rất lớn trong công việc: một lời nói nhẹ nhàng, một nụ cười có thể làm dịu đi độ nóng của mọi cuộc đàm phán.

Bên cạnh đó, khả năng nắm bắt tâm lý người khác một cách tinh tế, đức tính kiên trì nhẫn nại cũng là một lợi thế của nữ luật sư. Sự dịu dàng, duyên dáng của phái nữ rất nhiều khi lại là một thứ “vũ khí lợi hại” hơn mọi lời nói đanh thép để thu phục lòng người.

/upload/images/to-chuc-hanh-chinh/con-gai-hoc-khoi-d-co-nen-thi-nganh-luat-khong-2-min.jpg

Thêm vào đó, tính tỉ mỉ, chính xác, tận tâm, chu đáo cống hiến hết mình cũng là yếu tố khiến nữ luật sư có những thuận lợi trong công việc.

Đằng sau tất cả những băn khoăn, trở ngại khi bước vào nghề luât, ước mơ to lớn nhất của tôi vẫn là được trở thành một người đấu tranh cho sự thật, và dù cho có bao khó khăn trước mắt, tôi vẫn kiên định chọn cho mình con đường này vì tôi hiểu rằng “chẳng phải nghề nghiệp tạo danh dự cho con người, mà chính con người tạo danh dự cho nghề nghiệp”.

Sau cùng, hãy cùng chúng tôi điểm qua danh sách những người phụ nữ nổi tiếng từng theo đuổi ngành Luật, vốn được coi là “khó nhằn” này.

Nổi tiếng nhất trong số này là Hillary Clinton, một thượng nghị sĩ Mỹ, cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ, và từng là ứng cử viên sáng giá cho chiếc ghế Tổng Thống trong cuộc tổng tuyển cử năm 2016 của hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Bà có trong tay tấm bằng tiến sĩ Luật của Đại Học Yale vào năm 1973.

/upload/images/to-chuc-hanh-chinh/3000.jpegCựu đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ - Hillary Clinton

Tiếp theo là Caroline Kenedy, một tác giả người Mỹ, một Luật sư và hiện tại đang là đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Hoa Kỳ tại Nhật Bản, bà cũng được biết đến là thành viên của gia tộc Kenedy, người con của cố tổng thống Kenedy – vị tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ. Bà đã nhận bằng tiến sĩ Luật từ trường Luật Columbia.

 

Và cuối cùng, chúng ta không thể bỏ qua Ruth Bader Ginsburg, một trong số chín thẩm phán của Tối cao pháp viện Hoa Kỳ, một biểu tượng nữ quyền nổi tiếng. Bà tốt nghiệp ĐH Cornell nổi tiếng ở vị trí đầu bảng vào năm 1954. Cũng như tiếp tục theo học và tốt nghiệp hạng ưu ở ĐH Colombia. Trong những năm 1970, bà là giám đốc dự án nhân quyền của Liên Hiệp Tự Do dân sự Hoa Kỳ. Cho đến nay, mọi người vẫn quen với việc nhìn nhận bà là vị nữ thẩm phán quyền lực nhất nước Mỹ.

 

Các bài viết khác

(024) 6292 8282
(024) 6292 8282 089 983 3579