Khoa Giáo dục đại cương
Công nghệ thông tin – Ngành học hot, thị trường đang khát nhân lực
Công nghệ thông tin là một trong những ngành mũi nhọn mang đến sự phát triển vượt bậc cho hầu hết các ngành trong xã hội. Chẳng hạn như: Giáo dục, ngân hàng, công nghiệp, thương mại, … Chính vì vậy, ngành này đã trở thành một ngành học “hot” và thu hút rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những bạn yêu thích công nghệ và máy tính.
Bài viết dưới đây sẽ giúp những bạn trẻ có thể có hiểu biết cơ bản về ngành Công nghệ thông tin (CNTT), nhu cầu nhân lực và một số trường đại học, cao đẳng có uy tín trong đào tạo CNTT.
Ngành Công nghệ thông tin học gì, cơ hội nghề nghiệp thế nào?
Chúng ta có thể hiểu: Công nghệ thông tin là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để thu thập thông tin, xử lý, chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, và truyền thông tin. CNTT tiếng Anh viết tắt IT (Information Technology).
Sinh viên có thể theo học một số nhóm ngành nghề tiêu biểu trong CNTT như: Lập trình viên, kỹ sư phần mềm, quản trị hệ thống, chuyên gia bảo mật, chuyên gia AI, chuyên gia phân tích dữ liệu, quản lý dự án công nghệ thông tin, chuyên gia phát triển ứng dụng di động...
Về cơ hội nghề nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước về CNTT, các trung tâm công nghệ phần mềm, các tập đoàn viễn thông, các phòng chức năng quản lý công nghệ, ... Hay hệ thống quản trị, an ninh mạng tại một số bộ phận của nhà nước, công ty.
Hiện nay, CNTT là ngành đang khát nhân lực. Theo báo cáo thị trường CNTT Việt Nam năm 2022 do TopDev thực hiện, dự kiến trong giai đoạn 2023 – 2024, nhu cầu về lập trình viên, kỹ sư sẽ vượt quá nguồn cung, với khoảng 150.000 - 195.000 vị trí. Theo thống kê của Bộ Thông tin - Truyền thông, hướng quy hoạch nhân lực quốc gia đến năm 2025, Việt Nam cần 1 triệu lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nhu cầu nhân lực ngành này mỗi năm tăng 13%. Mặt khác, một “ưu ái” của thị trường lao động đối với ngành này là: thực tế các cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây đã chứng minh, nhân lực ngành CNTT là một trong những ngành ít chịu ảnh hưởng nhất.
Như vậy, CNTT là ngành đang rất cần nhân lực, theo học ngành này khả năng tìm việc sẽ rất cao. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn ứng dụng của CNTT trong các ngành, chúng ta sẽ lấy một số ví dụ cụ thể sau đây.
CNTT trong ngành Tài chính, ngân hàng
Công nghệ thông tin được các công ty tài chính sử dụng hàng ngày để giao dịch các công cụ tài chính, báo cáo thu nhập của doanh nghiệp và lưu giữ hồ sơ ngân sách cá nhân.
CNTT cho phép tính toán nhanh chóng dữ liệu tài chính và cung cấp cho các công ty dịch vụ tài chính những lợi ích chiến lược và sáng tạo cũng như chuyển tiền điện tử thông qua việc sử dụng thẻ tín dụng hoặc thương mại điện tử, bao gồm mua hàng và thanh toán qua Internet và các hình thức khác.
CNTT giúp giải quyết các vấn đề an ninh, vấn đề pháp lý và tiếp cận thị trường toàn cầu.
CNTT được ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng theo các cách sau:
1) Ngân hàng sử dụng máy tính để điều khiển toàn bộ hệ thống ngân hàng.
2) Khách hàng có thể giao dịch trực tuyến 24 giờ.
3) Truy cập tài khoản công ty của các doanh nhân trực tuyến.
4) Giám sát hoạt động ngân hàng của người quản lý ngân hàng.
2. CNTT trong Thương mại điện tử
Vai trò của CNTT trong kinh doanh được thể hiện ở chỗ nó sẽ tạo điều kiện cho công ty hoạt động hiệu quả hơn, tăng hiệu suất, tiết kiệm tiền, nâng cao kiến thức chuyên môn của khách hàng, hợp lý hóa hoạt động liên lạc và nâng cao việc ra quyết định kiểm soát xã hội. CNTT cũng đóng một vai trò trong phục vụ các tập đoàn mở rộng trên toàn cầu và cung cấp cho mọi người quyền truy cập vào trang Web thương mại của công ty ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào. Một số ứng dụng CNTT trong Thương mại điện tử:
1) CNTT giúp việc mua bán dễ dàng hơn.
2) Máy tính được khách hàng sử dụng để kết nối trực tuyến với doanh nghiệp bán hàng.
3) Máy tính được sử dụng để ghi chép giao dịch.
Như vậy, qua trình bày trên đây bạn có thể hiểu CNTT học gì? Cơ hội nghề nghiệp và một số ứng dụng của CNTT. Sau đây là một số trường cao đẳng, đại học đào tạo tốt về CNTT. Cụ thể Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Công nghệ, Đại học quốc gia Hà Nội, … Về phía các trường Cao đẳng đào tạo uy tín về CNTT phải kể đến Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội (FTC).
Sinh viên CNTT tại FTC trong giờ học.
Người viết
Nguyễn Văn Tuấn
Khoa Giáo dục Đại cương