Điểm nhấn tọa đàm “Phục hồi Du lịch sau đại dịch Covid 19” Những chìa khóa phát triển mới cho ngành Du lịch

Sáng ngày 29/3/2022. Tại Trường Cao đẳng Ngoại Ngữ và Công nghệ Hà Nội (FTC) diễn ra Tọa đàm “Phục hồi Du lịch sau đại dịch Covid 19 - Cơ hội và thách thức với đào tạo nhân lực ngành du lịch” đã diễn ra thành công tốt đẹp với những “chìa khóa” quan trọng được hé lộ cho ngành “công nghiệp không khói” tại Việt Nam. Chương trình có sự tham gia của Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Du lịch và quy tụ các chuyên gia là cán bộ đào tạo tại những trường trọng điểm về Du lịch tại Hà Nội.

Về phía Tổng cục Du lịch có:

  • TS. Hà Văn Siêu - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch.

Về phía lãnh đạo, giảng viên tại các trường đại học tại Hà Nội:

  • PGS.TS. Lê Ba Phong, Trưởng phòng đào tạo, nghiên cứu khoa học và công tác sinh viên trường Ngoại ngữ - Du lịch, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • TS. Lê Thị Thu Hương - Trưởng khoa Văn hóa Du lịch, Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội
  • TS. Đỗ Hải Yến - Giảng viên Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội

Về phía Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội:

  • PGS. TS. Bùi Văn Quân – Hiệu trưởng Nhà trường
  • ThS. Nguyễn Duy Hân – Phó Hiệu trưởng
  • ThS. Lê Thanh Tiến – Trưởng Khoa Du lịch

Cùng thầy/cô trưởng phó các phòng, khoa và giảng viên khoa Du lịch của Nhà trường.

Qua chia sẻ của TS.Hà Văn Siêu cùng các vị khách mời tại buổi tọa đàm, đã đưa ra những cơ hội vàng cho ngành Du lịch và các đơn vị đào tạo ngành Du lịch trong giai đoạn sau dịch Covid-19 hiện nay. Với những cơ hội rất lớn được vạch ra.

Thứ nhất, sau đại dịch, nhu cầu nguồn nhân lực và nhu cầu học tập ngành Du lịch rất cao với nhu cầu về trải nghiệm của hành khách có sự chuyển dịch rõ rệt với sự quan tâm hơn đến vấn đề sức khỏe.  Điều này là cơ hội, đồng thời mang đến thử thách đối với các đơn vị đào tạo khi phải nâng cao cả về số lượng, chất lượng lớp đào tạo, cũng như phải cập nhật nội dung đào tạo sao cho thức thời, phù hợp nhất.

Thứ hai, chúng ta đang thừa hưởng một chính sách của Nhà nước: “Giáo dục là quốc sách” - một sự quan tâm luôn ở mức cao nhất của nhà nước dành cho đào tạo. Với giáo dục nói chung và ngành học Du lịch nói riêng, có 3 khâu đột phá: thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực .

Thứ ba, với giai đoạn phục hồi kinh tế sau dịch bệnh, các đơn vị giáo dục đào tạo chuyên ngành Du lịch tiếp nhận và có nhiệm vụ hoàn thành sứ mệnh với định hướng phát triển giai đoạn 2021 - 2023 của toàn ngành Du lịch, đó là “cần đào tạo nhân lực lấp đầy”. Điều này càng cho thấy rõ trách nhiệm cao cả của việc đào tạo với các yêu cầu: cung cấp đủ nhân lực nhanh chóng, chất lượng, đảm bảo vận hành du lịch không gián đoạn, đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước.

Những kết quả trên của Tọa đàm sẽ được sử dụng như một kênh thông tin để hoạch định và lựa chọn phương án đào tạo nhân lực ngành du lịch cho các đơn vị giáo dục nói chung, và Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội nói riêng.

Các bài viết khác

(024) 6292 8282
(024) 6292 8282 089 983 3579