Nghiên cứu - Trao đổi

Học hai ngôn ngữ cùng lúc? Chuyện nhỏ!

Đôi khi, việc học một ngôn ngữ mới không phải là tiếng mẹ đẻ của mình cũng là một thách thức. Tuy nhiên, một số người thậm chí muốn rút ngắn thời gian bằng cách học nhiều ngoại ngữ cùng một lúc. Hầu hết mọi người nghĩ rằng việc học đồng thời hai ngoại ngữ sẽ khó khăn. FTC đã tìm ra cách giúp bạn chinh phục hai ngoại ngữ cùng lúc, cùng tìm hiểu nhé!

Chìm đắm hoàn toàn

Nhiều người cho rằng đây là cách tốt nhất để học ngôn ngữ mới. Mục tiêu của việc học ngoại ngữ là trò chuyện, đọc sách, xem phim, hiểu lời bài hát,...

Vì vậy, bạn không nên chỉ học từ vựng - điều biến ngoại ngữ của bạn thành lý thuyết suông thay vì thực hành. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào việc học các kỹ năng và kiến thức cần thiết để xử lý tốt ngôn ngữ, chẳng hạn như hiểu các nghĩa kép và từ lóng, phát âm, sử dụng thành ngữ và suy nghĩ bằng ngôn ngữ đó.

Không có kỹ năng nào trong số được liệt kê ở trên có thể phát triển nếu bạn chỉ thỉnh thoảng tham gia một lớp học thêm, kéo dài 1-2 tiếng. Bộ não của bạn cần được đặt gần với ngôn ngữ, thường xuyên tương tác và làm quen.

Việc "đắm chìm hoàn toàn" không nhất thiết là bạn phải chuyển đến sống ở quốc gia nói ngôn ngữ đó, dù đây được coi là cách học tuyệt vời nhất. Bạn có thể xem video, bộ phim, luyện với giáo viên bản ngữ thông qua Internet ngay tại phòng khách nhà mình để học cách "đắm chìm" với ngôn ngữ muốn học.
 

Bình thường hóa những sai lầm 

Nói và viết sai là những người bạn tốt nhất vì chúng cho bạn biết bạn cần cải thiện. Đây có thể là một trong những trở ngại lớn nhất đối với việc học ngoại ngữ vì chúng ta sợ bị cười nhạo hoặc trông ngốc nếu chúng ta làm sai.

Hãy nhớ rằng, chúng ta mắc lỗi ngay cả khi nói tiếng mẹ đẻ chứ không chỉ với ngoại ngữ. Khi mắc lỗi, não bạn sẽ có ấn tượng về việc này và tự tạo ra cơ chế ghi nhớ, giúp bạn tránh lặp lại.

Học theo chủ đề

Khi học ngoại ngữ theo chủ đề, bạn sẽ hình thành tư duy hệ thống, tự động liên kết kiến thức đã học với nhau, giúp bạn nhớ lâu hơn và có hệ thống hơn. Bạn không nên nay học từ mới về số đếm, mai lại xem chương trình thế giới động vật, hoặc xem giới thiệu về các loài hoa, việc này khiến trí nhớ của bạn lộn xộn. Bạn cần học càng nhiều chủ đề càng tốt, nhưng trong cùng một thời điểm, chỉ nên học tối đa hai chủ đề và nên ưu tiên những gì gần gũi, hay bắt gặp trong cuộc sống.

Làm bạn với âm nhạc

Trước khi trở thành một loại hình nghệ thuật, âm nhạc là công cụ biểu đạt thông tin, do đó nó cũng có thể trở thành công cụ giúp ích cho việc học ngoại ngữ. Đầu tiên, vì lời bài hát đa dạng, nhiều từ mới, bạn có thể tận dụng để nâng cao vốn từ. Việc bắt chước và hát theo cũng góp phần nâng cao kỹ năng phát âm, giúp bạn nói có âm điệu hơn. Để luyện nghe, hãy bắt đầu với những bài hát chậm, thuộc các thể loại như ballad, pop.

 

Tạo các cuộc hội thoại ngắn

Bạn đã bao giờ nghĩ về sức mạnh của các cuộc trò chuyện đơn giản hàng ngày? Với tư cách là một người học ngôn ngữ, bạn nên chủ động tham gia vào cuộc trò chuyện với mọi người và đặt câu hỏi về những điều khiến bạn tò mò hoặc cảm thấy không thỏa đáng. Khi tương tác với những người không phải là giáo viên ngoại ngữ, bạn có thể học từ lóng và cách diễn đạt thông dụng của người dân địa phương.

So với việc nói chuyện với giáo viên, giống như một buổi kiểm tra speaking khiến bạn lúng túng, việc trò chuyện với những người thân thiết cũng giúp bạn giảm bớt cảm giác mặc cảm khi nói sai.

Đọc mọi thứ

Việc này nâng cao kiến thức của bạn và cải thiện khả năng hình thành câu. Bạn có thời gian để xem xét cấu trúc của văn bản khi đọc nó và nghiên cứu nó nhiều lần. Các tài liệu đọc rất đa dạng, gồm tiểu thuyết, tạp chí, blog, báo chí hoặc sách giáo khoa… Đọc nhiều cũng giúp tốc độ đọc của bạn được cải thiện, giúp bạn học nhiều mẫu câu, cụm từ hay để áp dụng trong kỹ năng viết.




 

Các bài viết khác

(024) 6292 8282
(024) 6292 8282 089 983 3579