Học Luật có thật sự dễ dàng hay không?

Không riêng gì ngành y, hóa…nổi tiếng với khối lượng kiến thức rộng, đòi hỏi sự chính xác cao thì ngành luật cũng vậy, chưa bao giờ là dễ. Tuy nhiên đối với những bạn đã có đam mê đối với ngành này, thì những khó khăn khi học ngành luật là vấn đề chắc chắn bạn cần phải nắm. Để giúp bạn vượt qua những thử thách dễ dàng và đích đến thành công nhanh chóng hơn. Hãy lưu ngay vào sổ tay những kinh nghiệm dưới đây nhé!

Những khó khăn khi học ngành luật là gì?

Để nói đến những khó khăn khi học ngành luật thì mỗi cá nhân sẽ có những khó khăn khác nhau. Đôi khi có thể kể đến vài trang giấy thi đại học cũng nên. Đặc biệt là đối với các bạn sinh viên năm nhất khi vừa được làm quen và tìm hiểu về những khái niệm xa lạ. Tuy nhiên thì chúng ta có thể tóm lại thành những khó khăn lớn và thường gặp nhất như sau:

Chọn trường đào tạo

Bước đầu tiên để được học luật đó chính là chọn và trúng tuyển vào đúng cơ sở đào tạo luật chuyên nghiệp. Tuy hiện nay có rất nhiều trường đại học có đào tạo chuyên ngành luật, nhưng không phải trường nào cũng có kinh nghiệm đào tạo luật chuyên nghiệp. Không thể đánh giá chính xác rằng trường nào đào tạo ra những cử nhân luật thật xuất chúng và trường nào kém hơn. Điều đó còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, một cơ sở có vài chục năm kinh nghiệm và chỉ chuyên đào tạo cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ luật sẽ có một nguồn nhân lực xịn xò, kinh nghiệm thực tiễn phong phú hơn.

Bạn cần tìm hiểu thật kỹ về trường đại học mà bạn dự định sẽ thi vào. Hai lựa chọn hàng đầu dành cho bạn chính là trường đại học Luật Hà Nội và trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

Khả năng ghi nhớ

Đúng như những gì mà rất rất rất nhiều người thường nghĩ chính là khi học luật chúng ta cần phải ghi nhớ rất nhiều thứ. Với đặc trưng về tính chính xác, cụ thể và rõ ràng, có rất nhiều khái niệm mà người học luật cần nắm rõ. Ví dụ như pháp luật là gì, văn bản là gì, quy phạm pháp luật là gì, chế tài là gì, hợp đồng là gì,…

Đối với những người bình thường, họ có thể định nghĩa chúng một cách khái quát và tùy biến. Nhưng đối với những người học luật và áp dụng luật, họ cần nắm rõ định nghĩa của từng đối tượng, chủ thể,…Bởi chỉ khi họ nắm rõ được định nghĩa mới có thể áp dụng đúng các quy định của pháp luật liên quan.

Chỉ cần hiểu nhầm hoặc hiểu chưa đủ về 1 khái niệm có thể dẫn đến việc áp dụng sai các quy định của luật. Chính vì vậy, người học luật cần rèn luyện cho mình khả năng ghi nhớ tốt để không bị nhầm lẫn giữa các khái niệm. Đây chính là một trong những khó khăn khi học ngành luật mà bạn cần phải vượt qua.

Ngoài các khái niệm ra, người học luật cũng cần ghi nhớ được các văn bản luật, nghi định, thông tư, quyết định, nghị quyết,… được ban hành liên tục. Với mỗi văn bản luật, chúng sẽ được ban hành các nghị quyết kèm theo để hướng dẫn cách thi hành. Người học luật sẽ rất vất vả khi cần ghi nhớ những văn bản nào, nghị định nào có liên quan đến vấn đề mà mình cần giải quyết.

Hiểu được cách quy định của luật

Thông thường tại mỗi bộ luật khác nhau sẽ quy định phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh, nôm na là giới thiệu những gì mà luật sẽ quy định. Và để có thể hiểu cũng như áp dụng đúng, bạn cần phải nắm được tư duy và logic, nguyên tắc của các quy định. Mỗi bộ luật sẽ có nguyên tắc khác nhau, có thể cùng một cụm từ nhưng lại được khái niệm theo cách khác nhau trong các bộ luật khác nhau. Bạn bắt buộc phải nắm được nguyên tắc của chúng trước khi bắt đầu áp dụng các điều khoản.

Có rất nhiều luật, văn bản luật liên tục được cập nhật, ban hành mới

Nhắc đến việc sửa đổi, bổ sung hay ban hành các văn bản luật mới là cơn ác mộng đối với các bạn sinh viên luật. Khi học, bạn sẽ được biết rằng mỗi một bộ luật lại có nhiều lần sửa đổi, ban hành mới. Ví dụ như Bộ luật hình sự, Bộ luật hình sự 1985, BLHS 1999 rồi BLHS 2015. Vấn đề phát sinh ở thời điểm nào thì áp dụng luật có hiệu lực ở thời điểm đó. Điều đó có nghĩa là người áp dụng luật không những phải nắm được những quy định của luật hiện hành mà còn phải nắm được những quy định ở cả luật cũ. Thống kê số lượng sinh viên trong các bài kiểm tra đã sử dụng sai, nhầm văn bản luật đã hết hiệu lực rất nhiều. Đây có lẽ là một trong những khó khăn khi học ngành luật mà bạn nên chú ý nhất.

Vấn đề chi phí

Chi phí là một trong những khó khăn khi học ngành luật mà rất nhiều bạn lo lắng, bận tâm. Vì khoản chi phí để học luật tại các tường đào tạo lớn cũng không phải là một con số nhỏ. Nếu điều kiện kinh tế gia đình bạn không mấy khá giả, hãy chọn học tại các trường đại học quốc gia hay những trường đại học công lập, học phí tại đây tương đối thấp so với mặt bằng chung.

Ngoài vấn đề về học phí thì chi phí để mua sách, giáo trình, văn bản quy phạm pháp luật cũng ngốn một khoản kha khá mỗi học kỳ. Mỗi Bộ luật hiện nay có giá từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn đồng, thông thường mỗi học kỳ trung bình bạn sẽ học từ 5-7 môn khác nhau kéo theo số tiền bạn cần bỏ ra sẽ mất khoảng 500.000 – 1.000.000 đồng cho việc sắm sửa tài liệu học tập. Để tiết kiệm thì đối với những Nghị quyết, quyết định, thông tư…bạn có thể in ra còn riêng giáo trình và sách do các nhà xuất bản bán ra, bạn không thể in hoặc photocopy được, nhưng bạn có thể mua lại từ những anh chị khóa trên và nhớ kiểm tra lại xem tài liệu đó còn hiệu lực không nhé.

Giải quyết các tình huống thực tế

Việc tìm hiểu và giải quyết các tình huống, các tranh chấp thực tế chính là các bài tập không thể thiếu khi học luật. Bởi học luật là để áp dụng luật vào thực tiễn đời sống. Các giảng viên sẽ cung cấp các tình huống theo từng chủ đề của bài giảng với số lượng đủ để ngốn hết thời gian của bạn. Và để giải quyết các bài tập này, bạn chắc chắn phải giải quyết theo nhóm. Lúc này, bạn không chỉ học cách áp dụng các lý thuyết đã được học vào tình huống mà còn phải biết cách làm việc nhóm, cách giao tiếp và trở thành một team làm việc hiệu quả.

Tại sao lại nói việc giải quyết các tình huống thực tế lại là những khó khăn khi học ngành luật? Bởi mỗi tình huống tuy được phân loại theo đúng chương học nhưng khi giải quyết chúng, sinh viên buộc phải vận dụng hết tất cả các kiến thức của các môn học khác và cả kiến thức cuộc sống. Đổi lại, sau mỗi phần tình huống đã được phân tích, sinh viên luật đều có thêm nhiều kiến thức hơn và có thêm nhiều kỹ năng hơn.

Các bài viết khác

(024) 6292 8282
(024) 6292 8282 089 983 3579