Nghiên cứu - Trao đổi

Ngành luật là gì? Những ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam?

1. Ngành luật là gì?

Ngành luật là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống nhất định.

Ví dụ: Luật Hiến pháp (hay còn gọi là Luật nhà nước) là một ngành luật gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ cơ bản về tổ chức quyền lực Nhà nước, về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, chế độ bầu cử, quyền và nghĩa vụ của công dân, về quốc tịch

/upload/images/nganh-nghe/bieu-tuong-nganhh-luat.png

Ngành luật được tạo nên bởi các nhề định pháp luật và các quy phạm pháp luật. Mỗi ngành luật bao gồm nhiều chế định pháp luật khác nhau. Ví dụ: luật dân sự bao gồm các chế định như chế định sở hữu, chế định hợp đồng, chế định thừa kế, chế định quyền tác giả, quyển phát minh sắng chế... Thông thường, phải căn cứ vào hai yếu tố để xác định các quy định pháp luật cùng thuộc một ngành luật là đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh, tức là căn cứ vào các đặc điểm cùng tính chất của quan hệ xã hội được điều chỉnh và cách thức tác động lên gC quan hệ xã hội đó. Nói một cách khác, các ngành luật khác nhau ở đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh, trong đó đối tượng điều chỉnh có vai trò chủ chốt và phương pháp điều chỉnh có tác dụng bổ trợ.

Cùng với sự phát triển của đất nước, các quan hệ xã hội phát sinh ngày càng nhiều hơn, đa dạng, phức tạp hơn, đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng pháp luật chặt chẽ, chính xác hơn, dẫn đến số lượng quy phạm pháp luật ngày một nhiều hơn và các ngành luật mới lần lượt được hình thành, phát triển như ngành luật lao động, ngành luật đất đai, ngành luật kinh tế, ngành luật môi trường...

 

2. Các ngành luật trong hệ thống Pháp luật Việt Nam

2.1 Các ngành luật trong hệ thống Pháp luật nước ta hiện nay

Hiện nay, các ngành luật trong hệ thống pháp luật nước ta chia thành:

Nhóm ngành luật quốc nội gồm 11 ngành luật và nhóm ngành luật quốc tế gồm 2 ngành luật.

/upload/images/nganh-nghe/2022-02-20-18743260e5b41f72e6843a5c118a2c85.jpg

2.1.1 Luật Hiến pháp

Luật Hiến pháp gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ cơ bản về tổ chức quyền lực Nhà nước, về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, chế độ bầu cử, quyền và nghĩa vụ công dân… Đây là ngành luật quan trọng nhất của quốc gia, là nền tảng để xây dựng các ngành luật khác.

2.1.2.  Luật Hành chính

Luật Hành chính gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của Nhà nước trên các, lĩnh vực hành chính, chính trị kinh tế và văn hóa xã hội.

2.1.3.  Luật Tài chính

Luật Tài chính gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước động viên, phân phối và sử dụng những nguồn vốn tiền tệ, bảo đảm cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước cũng nhưđáp ứng các nhu cầu kinh tế khác.

2.1.4.  Luật Hình sự

Gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội do các hành vi bị xem là tội phạm và hình phạt tương ứng đối với người phạm tội.

2.1.5. Luật Tố tụng Hình sự

Gồm những quy phạm pháp luật quy định những nguyên tắc, thủ tục, điều kiện trong việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án các vụ án hình sự, quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng hình sự.

2.1.6.  Luật Dân sự

Gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản hoặc các quan hệ nhân thân phi tài sản phát sinh giữa các cá nhân hoặc giữa cá nhân với tổ chức trong quá trình sinh hoạt, phân phối và tiêu dùng.

 /upload/images/nganh-nghe/khai-quat-ve-he-thong-phap-luat-viet-nam-700x360-1.jpg

 

2.1.7. Luật Tố tụng Dân sự

Gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ thủ tục phát sinh giữa Tòa án với những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự.

2.1.8. Luật Hôn nhân và Gia đình

Gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản do việc kết hôn, ly hôn giữa nam và nữ, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, con cái, các quy định về đỡ đầu và nuôi con nuôi nhằm mục đích bảo đảm chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, bình đẳng giữa nam và nữ, xây dựng gia đình hạnh phúc, văn minh.

2.1.9. Luật Lao động

Gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ lao động phát sinh giữa người sử dụng lao động và người lao động, quan hệ bảo hiểm, bồi thường thiệt hại và quan hệ giải quyết các tranh chấp lao động.

2.1.10. Luật Đất đai

Gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong việc quản lý và sử dụng đất đai, các quan hệ phát sinh trong quá trình bảo vệ, quản lý và khai thác tài nguyên đất đai.

2.1.11. Luật Kinh tế

Gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các đơn vị kinh tế với nhau và giữa các đơn vị kinh tế với các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế.

2.1.12. Luật Quốc tế

Pháp luật quốc tế bao gồm: Công pháp quốc tế và Tư pháp quốc tế

/upload/images/nganh-nghe/phap-ly-ve-thua-ke-trong-luat-quoc-te-600x400.jpg

Luật quốc tế thúc đẩy quá trình hội nhập

Công pháp quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận nên và bảo đảm thi hành trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện và bình đẳng nhằm điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể luật quốc tế.

Tư pháp quốc tế gồm những nguyên tắc và những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài.

Các bài viết khác

(024) 6292 8282
(024) 6292 8282 089 983 3579