Nghiên cứu - Trao đổi

Những lầm tưởng về ngành luật mà không phải ai cũng biết

Trước khi chọn cho mình một lĩnh vực nào đó thì việc tìm hiểu về ngành nghề mà mình theo đuổi là một việc hết sức cần thiết. Sự chuẩn bị trước giúp chúng ta có cái nhìn khái quát hơn về nghề, tránh sai sót không đáng có. Vậy bài viết hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về những điều mà mọi người hay lầm tưởng về ngành luật nhé.

 

 

HỌC LUẬT ĐỂ TRỞ THÀNH LUẬT SƯ

 

Đây có lẽ là một trong những nhầm tưởng “kinh điển” nhất mà số đông vẫn thường nghĩ đến khi đề cập tới chuyện học luật. Tuy nhiên, thực tế là, trở thành luật sư mới chỉ là một trong số vô vàn những con đường mà một sinh viên luật có thể lựa chọn. Là một cử nhân luật, với tất cả những kiến thức và kỹ năng chuyên môn mà bạn được trang bị và tự trau dồi trong 4 năm Đại học, bạn còn có thể trở thành chuyên viên tư vấn pháp lý, chuyên viên pháp chế hoặc công tác trong các cơ quan tư pháp… 

/upload/images/luat-su.jpg

Trong khối cơ quan nhà nước hiện nay, đều có những vị trí đòi hỏi bắt buộc phải do cử nhân tốt nghiệp ngành luật đảm nhiệm. Còn ở khu vực ngoài nhà nước, nếu chịu khó quan sát, bạn sẽ thấy rằng không có doanh nghiệp nào không cần đến một chuyên viên pháp chế thực thụ. Nếu họ không sở hữu ít nhất một nhân viên như vậy, họ sẽ phải trả phí theo giờ để được tư vấn các vấn đề liên quan đến quy định của pháp luật. Vậy là, chỉ bằng một cái nhìn rất khái lược, chúng ta đã có thể thấy “mảnh đất màu mỡ” dành cho những người học luật.

 

HỌC LUẬT LÀ PHẢI HỌC THUỘC CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Thật không khó để bắt gặp nhầm tưởng này trong suy nghĩ của đại đa số chúng ta; nó phổ biến và “sống động” đến mức đủ để khiến rất nhiều người ngần ngại khi cân nhắc đến chuyện học luật vì thiếu tự tin vào khả năng học thuộc của bản thân.

Sẽ không có một vụ án, một vụ kiện, hay một thương vụ kinh doanh nào là nơi để các luật sư, các chuyên viên pháp chế,…so tài xem ai thuộc nhiều điều luật hơn, ai đọc chúng trôi chảy hơn. Trên thực tế, trong quá trình đào tạo tại trường đại học, điều quan trọng và cốt lõi nhất mà một sinh viên luật cần học được chính là cách tư duy, cách xác định vấn đề, cách đặt câu hỏi, cách trả lời và cách phản biện với mọi điều diễn ra xung quanh. Những điều này sẽ được ứng dụng vào công việc thực tế sau khi tốt nghiệp và đóng vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của một người làm nghề luật.

 

HỌC LUẬT LÀM CHO CON NGƯỜI TA TRỞ NÊN KHÔ KHAN VÀ CỨNG NHẮC

Thêm một nhầm tưởng nữa khiến cho nghề luật trở nên bớt “hấp dẫn” trong con mắt rất nhiều người trẻ. Suy nghĩ này có lẽ cũng gần tương tự như cách tôi hình dung về các kỹ sư cơ điện hoặc các nhà khoa học nghiên cứu về chính trị vậy. Chúng ta thường hay hiểu nhầm về những gì mà ta không biết rõ, do không có cơ hội hoặc không chịu tìm hiểu ngọn ngành. Và hiểu nhầm có lẽ còn tệ hơn là không hiểu gì về nó.

/upload/images/4-lam-tuong-ve-hoc-luat-feature.jpg

Khi tìm hiểu về pháp luật, bạn sẽ hiểu rằng bất cứ một quy định nào cũng đều phải trải qua rất nhiều quy trình, thủ tục để có thể được thông qua, ban hành và đi vào thực tế. Những quy trình, thủ tục ấy, ngoài việc đảm bảo tính đúng đắn cho pháp luật thì còn để chắc chắn rằng chúng sẽ phù hợp với luân thường đạo lý, với đời sống xã hội. Bởi có như vậy, pháp luật mới có thể thực sự gắn với cuộc sống, đi vào cuộc sống và tồn tại, phát triển cùng cuộc sống. Pháp luật do con người tạo ra, con người có thể sai cho nên pháp luật không thể luôn luôn hoàn hảo. Nhưng điều quan trọng hơn cả là mỗi chúng ta, tất cả chúng ta đều luôn hướng tới những điều tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn mỗi ngày.

 

HỌC LUẬT LÀ PHẢI NÓI RẤT NHIỀU

 

Xuất phát từ lầm tưởng thứ nhất, khi quan sát những người luật sư phải tranh tụng rất nhiều trong phiên tòa để bảo vệ cho thân chủ của mình, đa số người việt cho rằng học luật phải nói nhiều. Song, đây cũng chỉ là một góc nhìn phiến diện về ngành luật

 

/upload/images/6-cong-viec-lam-them-cho-sinh-vien-nganh-luat-hap-dan.jpg

Tỷ lệ luật sư/số dân của Việt Nam vẫn nằm ở mức thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thực tế, khi học luật bạn sẽ được rèn luyện tư duy logic, sáng rõ về những vấn đề mà mình gặp phải. Để từ đó, việc giải quyết vấn đề không nằm ở việc bạn nói ít hay nói nhiều mà nằm ở việc bạn nói gì, nói ở đâu và nói khi nào. Hay có thể hiểu, học luật không phải là học cách nói nhiều lên, mà là học cách nói ít lại, nhưng vẫn đủ, đúng và trúng.

 

HỌC LUẬT DỄ THẤT NGHIỆP

 

Quan điểm học luật dễ thất nghiệp là một quan điểm đúng, nhưng đó là với hoàn cảnh kinh tế - văn hóa – xã hội Việt Nam của những năm trước. Hiện tại, với sự đầu tư của các công ty, doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam, cơ hội cho các cử nhân luật làm công việc liên quan đến tư vấn thủ tục pháp lý hoặc quản trị doanh nghiệp đã mở rộng hon nhiều lần so với trước đây.

Còn mới nghề luật sư hiện nay, cả nước mới có tổng cộng hơn 17.000 luật sư đang hành nghề, tỷ lệ luật sư/số dân của Việt Nam vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Đứng trước mỗi bước ngoặt của cuộc sống, băn khoăn là điều không ai tránh khỏi. Là ngành luật hay bất cứ một ngành nào khác, là nghề luật hay bất cứ một nghề nào đó ngoài kia, đó là lựa chọn của bạn, là câu hỏi mà mỗi chúng ta sẽ phải tự mình trả lời. Điều quan trọng sau cùng chính là một thái độ đúng đắn và quá trình chuẩn bị công phu – Hãy luôn tạo cho mình một tâm thế sẵn sàng cho mỗi hành trình phía trước.

 

 

 

Các bài viết khác

(024) 6292 8282
(024) 6292 8282 089 983 3579