Khoa Giáo dục đại cương
Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội đào tạo ngành CNTT như thế nào để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp
Hiện nay, thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (thường được gọi là cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0)). Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần này có sự thay đổi về chất so với các công nghệ đột phá kết hợp thế giới thực, thế giới ảo và thế giới sinh vật như: Internet of Things (IoT), Internet of Sevices (IoS), Robotics, Big Data, Block Chain, … tạo nên một môi trường sản xuất thông minh.
Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp CNTT phải chuyển mình phù hợp với đòi hỏi của thị trường để tồn tại, phát triển. Do đó, yêu cầu tuyển dụng nhân sự CNTT tại các doanh nghiệp ngày càng khắt khe, đòi hỏi sinh viên tốt nghiệp phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Có chuyên môn CNTT vững vàng;
- Có kỹ năng, có trách nhiệm, thái độ làm việc tốt;
- Có khả năng bắt tay vào làm việc ngay sau khi tốt nghiệp, không mất nhiều thời gian đào tạo lại của doanh nghiệp;
- Nắm bắt xu thế phát triển của thị trường, tự học để có thể chuyển đổi ngành nghề phù hợp với CNCN 4.0.
- Để có để đáp ứng các tiêu chí trên, Nhà trường đã chỉ đạo để Khoa Công nghệ đổi mới đào tạo. Cụ thể:
- Điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp với CMCN 4.0
- Sinh viên CNTT được học lập trình ngay từ năm thứ nhất, các học phần lập trình thường xuyên học trong các năm tiếp theo để thành thạo lập trình. Tổ chức câu lạc bộ xóa mù lập trình để sinh viên giúp nhau rèn luyện kỹ năng lập trình trong toàn khoa học.
- Bổ sung luồng kiến thức công nghệ dữ liệu giúp sinh viên có kiến thức, kỹ năng phân tích dữ liệu đáp ứng công việc trong các doanh nghiệp CNTT trong bối cảnh CMCN 4.0.
- Cập nhật các kiến thức về công nghệ mới: Big Data, triển khai ứng dụng AI, IoT, …
- Nhà trường đã ký kết hợp tác với nhiều doanh nghiệp CNTT
- Vừa qua Trường đã ký hợp tác đào tạo với các công ty: Công ty TNHH Shingyoung Việt Nam, Công ty TNHH PN Tech Vina, Công ty TNHH EMW, … các công ty này giúp sinh viên của Khoa có môi trường thực hành tốt. Chẳng hạn, sinh viên được các kỹ sư của doanh nghiệp giảng một phần lý thuyết, hướng dẫn thực hành ngay tại doanh nghiệp, ...
- Bồi dưỡng giảng viên có năng lực giảng dạy đáp ứng yêu cầu CMCN 4.0
- Nhà trường khuyến kích giảng viên tự nghiên cứu, cập nhật kiến thức đáp ứng đòi hỏi của thị trường trong bối cảnh mới. Ngoài ra, Trường cử các cán bộ khoa tham gia các lớp học về AI, Block Chain, … do Bộ Giáo dục Đào tạo hay các trường đại học tại Hà nội tổ chức. Do vậy, Khoa Công nghệ có đội ngũ cán bộ giảng dạy nòng cốt cập nhật và triển khai các nội dung về công nghệ mới trong đào tạo sinh viên.
- Lồng ghép dạy các kỹ năng mềm cho sinh viên
- Như trình bày ở trên, kỹ năng mềm là điều cần thiết đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Khoa Công nghệ của Trường có chủ trương trong các giờ giảng, giảng viên lồng ghép nội dung giảng dạy kỹ năng mềm cho sinh viên. Những kỹ năng cần thiết sinh viên được trang bị:
- Kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm;
- Kỹ năng giao tiếp;
- Sử dụng tiếng Anh tìm các tài liệu bổ sung trong học tập;
- …
- Khuyến khích các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao
- Nhận thức rõ, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, … thực sự cần thiết trong quá trình đào tạo tại Trường. Do vậy, Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động này tạo nên gắn kết giữa sinh viên các khoa trong trường, giữa sinh viên Nhà Trường với các sinh viên trường bạn trên địa bàn Hà Nội.
- Thời gian qua, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao được đánh giá có hiệu quả tích cực trong đào tạo sinh viên tại FTC.
- Trên đây là nột số đổi mới cơ bản trong đào tạo CNTT tại FTC trong thời gian qua. Hy vọng, với sự chỉ đạo năng động của Ban lãnh đạo FTC, sự ủng hộ tích cực của đội ngũ cán bộ giảng viên, sinh viên Khoa Công nghệ, sinh viên CNTT dần đáp ứng tiêu chí khắt khe của nhà tuyển dụng trong bối cảnh CMCN 4.0.
- KHOA GDĐC