Học Công nghệ thông tin hiệu quả tại Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội

Theo thông tin từ cuộc tọa đàm giữa đại diện Bộ Giáo dục Đào tạo và các chuyên gia Công nghệ thông tin (CNTT) được phát trên sóng VTV1 vào sáng chủ nhật ngày 21/8/2022 thì hàng năm cả nước có 55000 sinh viên ngành CNTT tốt nghiệp. Trong số sinh viên tốt nghiệp đó chỉ có 30% đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp của thị trường lao động. Có nhiều lý do giải thích về tỷ lệ này. Theo chúng tôi một trong những lý do: sinh viên CNTT chưa biết cách học ở bậc Cao đẳng, Đại học. Nhận định về vấn đề này theo PGS. TS. Nguyễn Ái Việt, người đã có quá trình hơn 20 năm giảng dạy CNTT tại các trường Đại học của Mỹ, làm việc tại tại doanh nghiệp CNTT lớn Hoa kỳ khẳng định: “Học CNTT không hề khó”. Tuy nhiên, lý giải tại sao sinh viên CNTT học chưa tốt, sau khi tốt nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp? Câu trả lời của PGS. TS. Nguyễn Ái Việt là “Sinh viên CNTT chưa biết cách học ở bậc Đại học”.  

Bài viết này, nêu một số thực trạng học tập của sinh viên CNTT tại Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội (FTC) và nêu cách học ở bậc Cao đẳng, Đại học nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo CNTT của Trường.

Trước hết về cách học, một số sinh viên CNTT của Trường học tập còn thụ động. Điều này thể hiện: Còn ít ý kiến trước các tình huống nêu vấn đề hay các kiến thức mới mà giảng viên trình bày. Trong các giờ thực hành, còn có sinh viên chưa thực sự chủ động sử dụng máy tính với các công cụ để luyện tập.

/upload/images/khoa-giao-duc-dai-cuong/cac-muc-do-van-dung-kien-thuc.png

Về học bài ở nhà, để học hiệu quả các kiến thức trên lớp theo quy định với các giờ học tín chỉ, về nhà sinh viên cần ít nhất hai giờ tự học. Tuy nhiên, sinh viên còn chưa thực sự chấp hành quy định này. Trên lớp các tình huống thực hành một số sinh viên còn bộc lộ chưa nắm vững kiến thức bài đã học.

Do đó, có thể khẳng định: nhìn chung sinh viên CNTT chưa nắm vững cách học ở bậc Cao đẳng, Đại học.

Như vậy, điều cốt lõi của học tập ở bậc Cao đẳng, Đại học là gì? Câu trả lời sinh viên CNTT Nhà trường phải tự học. Chỉ có lấy tự học mới làm chủ các kiến thức được tiếp thu và tự trang bị kiến thức, công nghệ bổ trợ cho bài học. Sinh viên chỉ có thể nắm được một phần kiến thức trên giờ lên lớp. Do vậy, phải tự học, học tập một cách chủ động, vượt qua sức ỳ của tư duy để nắm kiến thức. Ngoài ra, sinh viên CNTT nên nắm vững sáu thang bậc năng lực vận dụng kiến thức (theo mức hình chóp):

  • Nhớ;
  • Hiểu;
  • Áp dụng;
  • Phân tích;
  • Đánh giá;
  • Sáng tạo.

Hiện nay, đội ngũ giảng viên của FTC đang hướng dẫn sinh viên CNTT Nhà trường nắm và vận dụng kỹ năng tự học, nghiên cứu bậc Cao đẳng, Đại học thông qua các học phần giảng dạy. Bên cạnh đó, để hình thành kỹ năng cơ bản cho đào tạo CNTT tại Trường sinh viên còn được rèn luyện: Kỹ năng lập trình cơ bản, kỹ năng sử dụng các công cụ để tiếp thu và sử dụng các kiến thức, kỹ năng sử dụng tiếng Anh đọc các tài liệu liên quan đến kiến thức và công nghệ đã học hoặc cần thiết.

Với sự giảng dạy nhiệt tình của đội ngũ giảng viên, hy vọng sinh viên CNTT Nhà trường sẽ tiếp thu cách học chủ động ở bậc Cao đẳng, Đại học, sẽ có các đức tính cần thiết của người làm CNTT:

  • Tiên phong, chủ động khởi nghiệp;
  • Hợp tác và làm việc theo nhóm;
  • Tinh thần cộng đồng và hội nhập quốc tế.

/upload/images/khoa-giao-duc-dai-cuong/sinh-vien-cntt-cua-ftc-dang-hoc-tai-gio-len-lop.jpg

Giảng dạy và tiếp thu kiến thức CNTT chủ động như đã trình bày ở trên thầy và trò CNTT Nhà trường sẽ nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của thị trường lao động.

                                                                                                                         Khoa GDĐC

 

 

 

 

Các bài viết khác

(024) 6292 8282
(024) 6292 8282 089 983 3579