Hội nghị nâng cao chất lượng dạy học văn hóa và đào tạo nghề cho học sinh sau THCS tại Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội

Việc kết hợp dạy văn hóa gắn với dạy nghề là một trong những giải pháp quan trọng nhằm phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, đồng thời, giúp học sinh định hướng tốt hơn trong lựa chọn ngành nghề, rút ngắn thời gian học và có nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường. Nắm bắt chủ trương này, để thực hiện tốt việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội đã có nhiều đổi mới trong công tác tuyển sinh, đào tạo và hợp tác với doanh nghiệp.

Ngày 12/09/2024, Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội (FTC) đã tổ chức Hội nghị nâng cao chất lượng dạy học văn hóa và đào tạo nghề cho học sinh sau THCS nhằm đánh giá và đưa ra các giải pháp trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy (Chương trình GDTX cấp THPT) và đào tạo nghề cho học sinh Trung cấp phân luồng. Tham dự và chỉ đạo có NGƯT. PGS. TS Bùi Văn Quân - Hiệu trưởng; ThS. Nguyễn Cao Đằng - Bí thư Chi bộ, Phó Hiệu trưởng; Phòng Giáo dục thường xuyên; Đại diện các Phòng, Khoa, Trung tâm; GVCN các lớp nghề.

NGƯT. PGS. TS Bùi Văn Quân, Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu tại Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, NGƯT. PGS. TS Bùi Văn Quân, Hiệu trưởng Nhà trường, cho biết: Việc phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS là chủ trương đúng đắn. Thông qua phân luồng, các em được tạo cơ hội học tập để đảm bảo về kiến thức, sức khỏe khi bước vào thị trường lao động. Để đáp ứng nhu cầu của học sinh và phụ huynh, ngay từ tháng 2 hằng năm, chúng tôi đã tổ chức công tác tuyển sinh đến các trường THCS, THPT trên địa bàn TP. Hà Nội. 

Ông Ngô Duy Toàn - Phó Trưởng phòng Giáo dục thường xuyên phát biểu tại Hội nghị.

Thực tế cho thấy, những năm gần đây, số lượng học sinh tham gia học văn hóa kết hợp học nghề tương đối ổn định, năm sau tăng hơn năm trước. Sau khi ra trường, các em sẽ được nhận cùng lúc bằng tốt nghiệp THPT và bằng trung cấp chuyên nghiệp. Với các lớp vừa học văn hóa kết hợp học nghề, các cơ sở đào tạo vẫn tổ chức dạy đủ môn văn hóa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thời khóa biểu được linh động sắp xếp chéo nhau để học sinh không gặp khó khăn, đảm bảo chương trình. Ở Cao đẳng FTC, các em học sinh khối THPT được đặc biệt chú trọng ngoài công tác dạy văn hóa và dạy nghề, bên cạnh đó là sự quan tâm đến rèn luyện kỹ năng sống, đạo đức và vấn đề tâm lý của học sinh. Hiện nay, Nhà trường đã chỉ đạo các tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên tổ chức nhiều hoạt động, phong trào thi đua sôi nổi để thu hút các em tham gia. Đặc biệt, đội ngũ giáo viên luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm với học sinh.

Cô Trần Thị Liên - Chuyên viên Phòng Giáo dục thường xuyên trình bày tham luận tại Hội nghị.

Nhằm đánh giá và đưa ra các giải pháp trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy (Chương trình GDTX cấp THPT) và đào tạo nghề cho học sinh Trung cấp phân luồng. Hội nghị đã được nghe các tham luận và báo về về công tác chủ nhiệm; về công tác đào tạo nghề; quản lý khối THPT và công tác Đoàn Thanh niên.

Để thực hiện tốt việc phân luồng sau THCS, năm học 2024-2025, Nhà trường đã tuyển sinh gần 200 chỉ tiêu học sinh sau khi tốt nghiệp THCS không tham gia thi vào lớp 10 mà đăng ký ngay học văn hóa, học nghề tại trường. Con số này cho thấy nhiều em đã xác định được lực học và có định hướng nghề nghiệp tương lai rất rõ ràng... Đây là cơ hội để các em có thể tham gia ngay vào thị trường lao động mà không mất thêm một khoảng thời gian tiếp tục học nghề hoặc có thể đăng ký xét tuyển vào cao đẳng, đại học./.

Một số hình ảnh tiêu biểu:

 

Các bài viết khác

(024) 6292 8282
(024) 6292 8282 089 983 3579