Bằng cao đẳng ngoại ngữ ra trường xin việc ở đâu?

Học cao đẳng không phải là một lựa chọn dễ dàng. Bởi lẽ hiện nay, định kiến về bằng cao đẳng nói chung và bằng cao đẳng ngoại ngữ nói riêng còn nhiều phiến diện và chưa khách quan. Hôm nay FTC sẽ giải đáp thắc mắc của rất nhiều bạn sinh viên về việc bằng cao đẳng ra trường thì xin việc ở đâu.

 

Bằng cao đẳng ngoại ngữ khác gì so với bằng đại học?

Tương tự như bằng đại học, bằng cao đẳng ngoại ngữ là một loại giấy tờ chứng thực sinh viên đã được đào tạo bài bản, chính quy trong môi trường giáo dục nghề nghiệp. Bằng đại học thể hiện quá trình đào tạo kéo dài từ 4-6 năm, trong đó có các chương trình học kiến thức chuyên sâu cùng kỹ năng nghề tổng quan. Trong khi đó, bằng cao đẳng chứng thực chương trình đào tạo trong 3 năm với nền tảng kiến thức ngành nghề cơ bản và kỹ năng nghề chuyên sâu 1 lĩnh vực của sinh viên.

Như vậy, sự khác biệt lớn nhất giữa bằng cao đẳng và đại học là chương trình đào tạo. Một bên tập trung khai thác kiến thức và kỹ năng định hướng thực hành, một bên là đi sâu hơn vào lĩnh vực ở khía cạnh hàn lâm, nghiên cứu.

Bằng cao đẳng ngoại ngữ có giá trị gì khi xin việc?

Khi đi xin việc, giá trị của bằng cao đẳng không khác biệt quá nhiều so với bằng đại học. Nhìn chung, chúng đều thể hiện 3 khía cạnh chính:

- Hệ đào tạo

- Chuyên ngành đào tạo

- Xếp loại tốt nghiệp

Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam hiện nay đang có cái nhìn phiến diện về giá trị của tấm bằng đại học và cao đẳng. Theo đó các doanh nghiệp văn phòng hành chính thì ưu tiên hệ đại học hơn, trong khi các nhà máy công nghiệp lại ưu tiên hệ cao đẳng hơn. Điều này vô tình làm khó cho sinh viên khối ngành ngôn ngữ.

Bằng cao đẳng ngoại ngữ ra trường xin việc ở đâu?

Với thực tế thị trường lao động tại Việt Nam, sinh viên với tấm bằng cao đẳng ngoại ngữ hiện nay có thể xin việc lại những doanh nghiệp sau:

- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc doanh nghiệp liên kết giữa Việt Nam và quốc gia khác. Đây vốn là nhóm doanh nghiệp chú trọng chứng chỉ chuẩn quốc tế và nghiệp vụ nghề nghiệp hơn là hệ đào tạo.

- Công ty, doanh nghiệp chuyên môn nghiệp vụ cụ thể như hướng dẫn, dịch vụ du lịch - lữ hành, nhà hàng - khách sạn, nhà máy công nghiệp,...

- Các công ty biên - phiên dịch.

- Trung tâm, trường tư thục ngoại ngữ nếu sinh viên có chứng chỉ sư phạm.

Tip làm đẹp CV cá nhân cho sinh viên cao đẳng

Trong xã hội hiện đại yêu cầu nhiều kiến thức, kỹ năng hơn là một tấm bằng thì sinh viên cao đẳng hay sinh viên đại học không có nhiều khác biệt hay chênh lệch khi xin việc. Quan trọng nhất là bạn có biết cách làm đẹp hồ sơ xin việc của mình hay không. Vậy làm cách nào để CV của bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên?

Thể hiện sự chuyên nghiệp ngay từ vòng “sơ tuyển”

Các câu chuyện về ứng viên thừa kỹ năng, thiếu chuyên nghiệp vẫn là chủ đề được cộng đồng tuyển dụng nhân sự quan tâm rất nhiều. Theo đó, một CV trình bày gọn gàng, chuyên nghiệp, thể hiện được cá tính cá nhân, không sao chép; một email xin việc chuyên nghiệp, trình bày rõ ràng, đúng chính tả, hành văn; một thái độ giao tiếp chuẩn mực khi ứng tuyển, tất cả những yếu tố đó sẽ quan trọng hơn rất nhiều so với một tấm bằng cao cấp.

Làm đầy CV bằng các loại chứng chỉ

CV “vườn không nhà trống” là sự tự ti của tất cả các bạn trẻ chứ không riêng gì cử nhân với tấm bằng cao đẳng ngoại ngữ. Cách đơn giản và phù hợp nhất để làm đầy chúng chính là có thật nhiều chứng chỉ. Mà nói đến chứng chỉ thì sinh viên cao đẳng có lợi hơn sinh viên đại học về nhiều mặt. Trước tiên là các trường cao đẳng yêu cầu học nghề nhiều hơn nên chứng chỉ nghề là khá phổ biến. Thứ hai là các trường như Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội có rất nhiều liên kết với các trung tâm, học viện, trường đại học để tổ chức các kỳ học, thi cấp chứng chỉ.

Nhìn chung, một số loại chứng chỉ sinh viên có thể bổ sung gồm có:

- Chứng chỉ ngoại ngữ chuẩn quốc tế (IELTS, HSK, TOPIK, JLPT,...) - bắt buộc

- Chứng chỉ tin học MOS - đừng nghĩ tin học không cần chứng chỉ

- Chứng chỉ nghiệp vụ nghề: hướng dẫn du lịch, sư phạm, điện,...

- Một số loại chứng chỉ về hoạt động Đoàn, Đảng, công tác sinh viên trong trường hoặc các tổ chức xã hội, NGO bên ngoài.

Ngoài 4 chứng chỉ trên, sinh viên có thể tìm hiểu nhiều hơn các loại chứng chỉ khác và thu thập nếu có thể. Chứng chỉ đôi khi còn được quan tâm hơn tấm bằng của bạn rất nhiều. Chúng chính là công cụ xóa mờ ranh giới giữa các hệ đào tạo, đồng thời tại sự tự tin cho chính bạn.

Trải nghiệm và trau dồi kỹ năng thật nhiều

Trải nghiệm đa dạng sẽ cho bạn rất nhiều kỹ năng mềm khác nhau chứ không chỉ là niềm vui vô bổ. Trải nghiệm ở đây là phải bao gồm cả chơi và làm. Khi tham gia câu lạc bộ, bên cạnh việc giao lưu, hãy tham gia vào quá trình tổ chức các sự kiện. Khi đi làm, bên cạnh việc kiếm thêm thu nhập, hãy giao tiếp thật nhiều. Đừng chỉ ở nhà và dành 3 năm cao đẳng của bạn với những mối quan hệ thân thuộc. Điều đó sẽ khiến bạn trở nên lạ lẫm và cảm giác cô lập với môi trường doanh nghiệp phức tạp. Kể cả khi đi phỏng vấn, bạn cũng sẽ không thể hiện được sự tự tin và năng động cần có để ghi điểm với doanh nghiệp.

Bằng cao đẳng ngoại ngữ nếu nhìn nhận một cách khách quan thì chúng có giá trị không khác biệt nhiều so với hệ đại học. Các bạn sinh viên hoàn toàn có thể khiến tấm bằng ấy trở nên vượt trội với sự nỗ lực, năng động, chăm chỉ và không ngừng phát triển bản thân. Doanh nghiệp cần người làm được việc chứ không cần một tấm bằng đẹp, nếu muốn thành công, vượt qua định kiến, bản thân bạn phải chứng minh được điều đó.

Các bài viết khác

(024) 6292 8282
(024) 6292 8282 089 983 3579