Khoa Công nghệ
Khoa Công nghệ - Đào tạo ngành Công nghệ ô tô trong cuộc cách mạng 4.0
I. Đặt vấn đề:
Ta đã biết chất lượng đào tạo là mức độ đáp ứng yêu cầu của tập hợp các đặc tính vốn có của người sử dụng sản phẩm chất lương đào tạo. Đào tạo ngành công nghệ ô tô cho nền công nghiệp ô tô ở Việt Nam được đánh giá là một trong những ngành đang có nhiều chuyển biến tích cực là dấu hiệu của việc tăng nhu cầu nguồn lao động trong các lĩnh vực: Sửa chữa, lắp ráp, chẩn đoán, bảo trì, bảo hành, bảo dưỡng và kiểm định chất lượng ô tô trong thị trường lao động. Tuy nhiên, hệ thống đào tạo nghề lại chưa đáp ứng kịp với sự thay đổi của xã hội. Hơn nữa, các chính sách nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo nghề vẫn chưa được đầu tư nhiều như: chương trình, giáo trình; đội ngũ giảng viên; cơ sở vật chất; sự khuyến khích tham gia của các doanh nghiệp vào đào tạo nghề. Quan hệ giữa các Doanh nghiệp và nhà trường còn mang nặng tính hình thức và chưa thực sự hiệu quả. Nhiều Doanh nghiệp chưa thấy được lợi ích của các hoạt động liên kết trong việc đào tạo nhân lực có trình độ và tay nghề cao cho các Doanh nghiệp. Chính vì vậy; Trường cao đẳng Ngoại ngữ và công nghệ Hà Nội mở ngành công nghệ Ô tô có nhiều điểm khác các chương trình đào tạo của các chương trình khác nhằm nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với cuộc cách mạng 4.0 đã và đang thực hiện ở VN.
II. Khoa KT công nghệ nâng cao chất lượng ngành Công nghệ ô tô của trường cao đẳng ngoại ngữ và công nghệ Hà Nội
Để nâng cao chất lượng đào tạo khoa kỹ thuật công nghệ Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội tiến hành xây dựng chương trình đào tạo ngành công nghệ ô tô cho khóa học 2022 - 2024 dựa trên một số quan điểm sau:
1. Với mục tiêu đào tạo ngành CNOTO khoa KTCN tiến hành xây dựng chương trình đào tạo các modun/ bài dạng tích hợp kiến thức theo định hướng khoa học ứng dụng,kết hợp công nghệ 4.0. Thường xuyên cập nhật công nghệ ô tô tiến tiến của các nước phát triển. Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục ngành công nghệ theo hướng mở, linh hoạt, chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế.
2. Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy giáo dục nghề nghiệp trong khoa công nghệ từ chủ yếu trang bị kiến thức và kỹ năng sang hình thành và phát triển năng lực, nhất là năng lực sáng tạo; gắn đào tạo với sử dụng lao động, tạo việc làm bền vững. Trong đó hướng dẫn sinh viên làm khoa hoc thông qua làm mô hình học cụ là những thiết bị mới như mô hình phun xăng điện tử , mô hình phun dầu điện tử...Đa dạng hóa nguồn lực, Nhà trường giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư, đồng thời tạo điều kiện thu hút mọi nguồn lực của sv để đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo.
3. Quản lý chất lượng đào tạo: Xây dựng các phương pháp kiểm tra, đánh giá hình thành bộ đề thi cho toàn bộ chương trình đào tạo đảm bảo tính vừa sức cho sinh viên giúp cho đào tạo đánh giá chất lượng đào tạo chính xác, khách quan cho sinh viên thông qua phòng kiểm định chất lượng đào tạo
4. Hợp tác đào tạo kết hợp với doanh nghiệp là nội dung chính của khoa. Khoa KTCN đã ký các hợp đồng với cac công ty lớn như CARON, MISUMITSI, HONDA, NISANTECHNO... Qua đó đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường thông qua tỷ lệ tốt nghiệp khá giỏi, việc làm của sinh viên, sự hài lòng của phụ huynh học sinh... Sự hài lòng của doanh nghiệp với nhà trường. Xây dựng môí quan hệ với các doanh nghiệp khi sinh viên được chọn doanh nghiệp thực tập mặt khác doanh nghiệp cũng chọn các ứng viên tốt phù hợp với điều kiện sản xuất của công ty thậm chí công ty còn cấp học bổng cho sinh viên khi còn học tập trong ghế nhà trường.
III. Những giải pháp cụ thể:
Để thực hiện được mục tiêu đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN năm học 2022 -2023. khoa KT CN thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp, với 3 nhóm giải pháp trọng tâm là “đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý về GD đào tạo”, “tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp và người sử dụng lao động trong GD đào tạo nghề”, “chuẩn hóa các điều kiện đào tạo, đảm bảo chất lượng”, trong đó 2 giải pháp đột phá là “giao quyền tự chủ cho các bộ môn, hôx trợ giúp sinh viên làm khoa học ” tham gia xây dựng chương trình, giáo trình, tổ chức , quản lý tốt và “phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý” từng bước nâng cao chất lượng đào tạo.