Những điều cần biết về Ngôn ngữ tiếng Đức

Đức (tiếng Đức: Deutschland, phát âm [ˈdɔjtʃlant]), tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Đức (tiếng Đức: Bundesrepublik Deutschland, là quốc gia độc lập có chủ quyền ở vùng Trung Âu. Quốc gia này là một nước cộng hòa dân chủ tự do và là một nước nghị viện liên bang bao gồm 16 bang. Đức có tổng diện tích là 357.022 km² và khí hậu theo mùa, phần lớn là ôn hòa. Dân số Đức vào khoảng hơn 83 triệu, là quốc gia đông dân thứ hai ở Châu Âu (sau Nga). Đức là quốc gia có số lượng người nhập cư cao thứ nhì trên thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ, theo số liệu năm 2014. Thủ đô và vùng đô thị lớn nhất của Đức là Berlin. Các thành phố lớn khác gồm có Hamburg, München, Köln, Frankfurt, Stuttgart và Düsseldorf. Nói đến đất nước Đức là nói đến một vùng đất cổ kính của Châu Âu, nơi được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho những khung cảnh xinh đẹp nên thơ hoà cùng đó là những toà lâu đài nguy nga tráng lệ. Cũng là nơi sản sinh ra biết bao thiên tài của thế giới, là nơi khởi nguồn của những phát minh vĩ đại hay như nguồn cảm hứng âm nhạc của biết bao nhà thi ca nổi tiếng thế giới.

Về kinh tế, Đức nằm trong Thị trường chung châu Âu, tương ứng với hơn 500 triệu người tiêu dùng. Một số chính sách thương nghiệp nội bộ được xác định theo các thỏa thuận giữa các thành viên EU và theo pháp luật EU. Đức cho lưu thông đồng tiền chung châu Âu Euro vào năm 2002. Đức nằm trong khu vực đồng Euro đại diện cho khoảng 338 triệu công dân. Chính sách tiền tệ được thiết lập bởi Ngân hàng Trung ương Châu Âu có trụ sở tại Frankfurt, thành phố này là trung tâm tài chính của châu Âu lục địa. Đức là quê hương của ô tô hiện đại, ngành công nghiệp ô tô tại Đức được nhìn nhận là nằm vào hàng cạnh tranh và cải tiến nhất trên thế giới, và đứng thứ tư về sản lượng. Mười mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Đức là xe cộ, máy móc, hóa chất, sản phẩm điện tử, thiết bị điện, dược phẩm, thiết bị vận chuyển, kim loại thường, sản phẩm thực phẩm, cao su và chất dẻo (2015).

Điều đặc biệt, Đức là một trong số các đối tác chiến lược lớn của Việt Nam. Việc mở rộng các hợp tác quốc tế trong các năm qua và tương lai về lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, việc làm… giữa hai nước ngày càng rộng lớn. Điều đó thu hút rất nhiều nguồn nhân lực có trình độ ngôn ngữ tiếng Đức. Vậy, nếu bạn thực sự yêu mến đất nước xinh đẹp này, muốn khám phá văn hoá, muốn được làm việc cùng với những cộng sự người Đức thì bạn đừng ngại lựa chọn ngành Ngôn ngữ tiếng Đức là ngành học cho mình. Vì học Ngôn ngữ tiếng Đức sẽ trở thành một ngành học đầy tiềm năng đối với các bạn trẻ hiện nay và tương lai sau này.

I. KHÁI QUÁT NGÀNH NGÔN NGỮ TIẾNG ĐỨC

1.1. Khái niệm ngành Ngôn ngữ tiếng Đức

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Đức (2011 - 2021) và thực hiện kế hoạch hợp tác giữa Bộ Ngoại giao hai nước, ngày 16/4/2021, Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng đã cùng Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao Đức Miguel Berger chủ trì cuộc họp Nhóm điều hành chiến lược Việt Nam - Đức lần thứ 6 theo hình thức trực tuyến.

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Tô Anh Dũng đã thông báo về định hướng và chính sách đối ngoại của Việt Nam sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, đánh giá cao vai trò và vị thế quan trọng của Đức ở châu Âu và trên thế giới, khẳng định Việt Nam mong muốn củng cố, phát triển sâu rộng hơn nữa mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt - Đức. Quốc Vụ khanh Miguel Berger chúc mừng Việt Nam tổ chức thành công Đại hội Đảng lần thứ 13, ca ngợi nỗ lực của Việt Nam trong công tác phòng chống dịch COVID-19, khẳng định coi trọng vai trò của Việt Nam trong triển khai Định hướng chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương được Chính phủ Đức thông qua vào tháng 9/2020.

Hai bên nhất trí đánh giá quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Đức, dù chịu tác động của đại dịch COVID-19, vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ và hiệu quả trên nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, hợp tác phát triển, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, an ninh - quốc phòng…

Để làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Đức trong thời gian tới, hai bên nhất trí phối hợp xây dựng, cập nhật Kế hoạch hành động chiến lược giai đoạn tiếp theo, chú trọng tăng cường tiếp xúc và trao đổi đoàn các cấp, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên như hợp tác chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng, thương mại và đầu tư, hợp tác phát triển, năng lượng tái tạo, số hóa, đào tạo nghề…

Nắm bắt được xu thế hiện nay, ngành ngôn ngữ tiếng Đức của trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà nội ra đời để đáp ứng nhu cầu thực tế hiện nay và tương lai sau này.

Như vậy, ngành Ngôn ngữ tiếng Đức được hiểu là một ngành học thuộc nhóm ngành ngôn ngữ và văn hoá nước ngoài nghiên cứu các phương pháp học tập và sử dụng ngôn ngữ Đức trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Kinh tế, thương mại, du lịch, ngoại giao, văn hóa, văn học, phong tục tín ngưỡng, lịch sử, giao tiếp… Nói cách khác, ngành ngôn ngữ tiếng Đức giúp chúng ta hiểu về văn hoá, bản sắc con người của nước Nhật Bản để có thể chung sống và làm việc cùng nhau.

1.2. Một số đặc điểm của Ngôn ngữ tiếng Đức

Tiếng Đức (Deutsch [ˈdɔʏtʃ]) là một ngôn ngữ German Tây được sử dụng chủ yếu tại Trung Âu. Đây là ngôn ngữ chính thức tại Đức, Áo, Thụy Sĩ, Nam Tyrol (Ý), cộng đồng nói tiếng Đức tại Bỉ, và Liechtenstein; đồng thời là một trong những ngôn ngữ chính thức tại Luxembourg và tỉnh Opolskie của Ba Lan. Những ngôn ngữ lớn khác có quan hệ với tiếng German gồm những ngôn ngữ German Tây khác, như tiếng Afrikaans, tiếng Hà Lan, và tiếng Anh. Đây là ngôn ngữ German phổ biến thứ nhì, chỉ sau tiếng Anh.
Là một trong những ngôn ngữ "lớn" trên thế giới, tiếng Đức có khoảng 95 triệu người bản ngữ trên toàn cầu và là ngôn ngữ có số người bản ngữ lớn nhất Liên minh châu Âu. Tiếng Đức cũng là ngoại ngữ được dạy phổ biến thứ ba tại cả Hoa Kỳ (sau tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp) và EU (sau tiếng Anh và tiếng Pháp), ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ nhì trong khoa học và ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ ba trên World Wide Web (sau tiếng Anh và tiếng Nga). Các quốc gia nói tiếng Đức đứng thứ năm về số đầu sách mới xuất bản hàng năm, với một phần mười số sách trên thế giới (gồm e-book) phát hành bằng tiếng Đức.

Đa phần từ vựng tiếng Đức có gốc German. Một phần được vay mượn từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp, và một ít từ hơn mượn từ tiếng Pháp và tiếng Anh. Với những dạng chuẩn khác nhau (tiếng Đức chuẩn Đức, tiếng Đức chuẩn Áo, và tiếng Đức chuẩn Thụy Sĩ), tiếng Đức là một ngôn ngữ đa tâm. Như tiếng Anh, tiếng Đức cũng đáng chú ý vì số lượng phương ngữ lớn, với nhiều phương ngữ khác biệt tồn tại trên thế giới. Do sự không thông hiểu lẫn nhau giữa nhiều "phương ngữ" và tiếng Đức chuẩn, và sự thiểu thống nhất về định nghĩa giữa một "phương ngữ" và "ngôn ngữ", nhiều dạng hay nhóm phương ngữ tiếng Đức (như Hạ Đức và Plautdietsch) thường được gọi là cả "ngôn ngữ" và "phương ngữ".

1.3 Ngành ngôn ngữ tiếng Đức học những gì?

Trước kế hoạch hợp tác của hai nước Đức – Việt Nam và sự đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp Đức vào Việt Nam và các quan hệ thương mại song phương giữa Đức – Việt Nam đã mở ra cơ hội việc làm phong phú, mức đãi ngộ tốt, thu nhập cao dành cho người thành thạo tiếng Đức. Vì vậy, ngành Ngôn ngữ tiếng Đức dành được rất nhiều sự quan tâm của các bạn sinh viên hiện nay, thậm chí cả người người yêu mến và muốn làm việc chuyên nghiệp cùng với cộng sự Châu Âu.

Với chuyên ngành ngôn ngữ tiếng Đức đào tạo sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản sau:

Kiến thức về: Khoa học xã hội – nhân văn, ngôn ngữ tiếng Đức, văn hoá -văn minh, xã hội, lịch sử và văn học của đất nước Đức

Kỹ năng chuyên sâu: Sử dụng thành thạo 4 kỹ năng Nghe – nói - đọc -viết tiếng Đức ở các cấp độ… một ngoại ngữ phụ tiếng Anh theo chuẩn trình độ đào tạo.

Kỹ năng nghề nghiệp: Sử dụng tiếng, thành thạo trong giao tiếp, biên – phiên dịch, xử lý tình huống giao tiếp, đàm phán thương mại, hướng dẫn du lịch bằng tiếng Đức, làm việc tại các văn phòng giao dịch bằng tiếng Đức…

III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG NHẬT HIỆU QUẢ

Dù bạn đang học tập hay làm việc trong bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống. Để đạt được những mục đích nhất định, bạn cũng cần phải có những phương pháp nhất định để việc học tập và làm việc hiệu quả.

3.1. Khơi nguồn cảm hứng học tập

Hãy thử tưởng tượng hình ảnh của bạn trong tương lai. Cảnh tượng bạn nói chuyện với người Đức một cách tự tin, thoải mái như nói chuyện bằng tiếng mẹ đẻ thật tuyệt vời phải không? Hãy tưởng tượng mọi người mong muốn có thể giỏi tiếng Đức như bạn? Tưởng tượng xem nếu một ngày bạn tự tin giao tiếp, làm việc các các chuyên gia Đức hay các đối tác Đức. Bạn cảm thấy mình rất chuyên nghiệp sao?

3.2. Sử dụng tiếng Đức bất cứ khi nào có thể

Đây là phương pháp học tập, trau dồi ngôn ngữ cực kì hiệu quả. Hãy thường xuyên tiếp xúc với người Đức, khách du lịch Đức hay thậm chí là những người bạn cùng học tiếng Đức với bạn. Đây là sự kích thích khả năng giao tiếp, xử lý tình huống bằng tiếng Đức của bạn.Thêm vào đó là xem nhiều chương trình ca nhạc, phim truyện Đức để hiểu hơn về văn hóa của họ, hoàn thiện hơn những kiến thức mình đã có, cải thiện khả năng nghe và dịch tiếng của mình mỗi ngày nhé.

3.3. Kiên trì học tập mỗi ngày

Để làm được một phiên dịch viên bạn cần phải rất chăm chỉ và kiên trì. Ngày đầu tiên bạn có thể dành ra một giờ để học từ vựng, những ngày tiếp theo hãy tăng thêm hai đến ba giời để học nhiều hơn, dần dần bạn dành ra nhiều thời gian học và tích lũy thêm được nhiều vốn từ. Kiến thức là vô biên nên bạn không được phép lười biếng nhé. Học và trải nghiệm càng nhiều thì kiến thức của bạn càng được nâng cao, bạn cần phải thuần thục cả hai thứ tiếng Đức - Việt để dịch một cách chính xác nhất.

3.4. Đọc nhiều, viết nhiều

Hãy chịu khó đọc nhiều sách bằng tiếng Đức. Việc bạn đọc sách sẽ giúp cải thiện khả năng đọc hiểu, dịch thuật cũng như nâng cao vốn từ ngữ cho bạn. Khi bạn đọc nhiều thì não bộ sẽ tăng thêm khả năng ghi nhớ vì sự xuất hiện của các từ ngữ nhiều sẽ giúp bạn nhớ tốt hơn. Việc đọc nhiều sách giúp tăng thêm khả năng dịch của bạn sao cho đúng ngữ nghĩa, hoàn cảnh, câu văn, ngôn từ trau truốt và hay hơn.

Viết nhiều cũng là kỹ năng tốt trong việc học ngôn ngữ, nếu việc đọc giúp bạn tiếp nhận thêm nhiều từ mới thì việc viết ra sẽ giúp bạn thực hành, ghi nhớ kiến thức. Vì vậy hãy rèn luyện song song cả hai kỹ năng đọc và viết một cách thành thạo để việc phiên dịch trở nên dễ dàng và chính xác.

3.5. Thay đổi phương pháp và hình thức học để tránh nhàm chán

Chán là cảm giác thường xuyên gặp phải khi bạn học bất cứ môn nào. Để không cảm thấy nhàm chán thì bạn cần thường xuyên thay đổi phương pháp và hình thức học của mình. Thay vì ngồi học lý thuyết trong những quyển sách dày cộp thì bạn có thể đến dự hội thảo về tiếng Nhật, nghe và xem các clip về tiếng Đức qua youtube, ra ngoài nói chuyện giao tiếp với bạn bè bằng tiếng Đức,... Hãy thay đổi phương pháp và hình thức học tập để việc học trở nên thú vị hơn.
3.6. Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì
Dịch tiếng Đức đòi hỏi phải làm một người cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì và cầu thị. Cẩn thận ngay từ những lần đầu dịch, từ câu văn, từ ngữ, đoạn văn để người đọc có thể dễ hiểu và hiểu một cách chính xác. Đặc biệt đối với những tài liệu chuyên ngành thì người dịch cần phải hiểu rõ, nắm vững các ý chính trong bài, sử dụng và dịch chính xác ngữ nghĩa của các từ ngữ chuyên môn, ứng dụng các từ ngữ chuyên môn ấy với đời sống, ngoài ra bạn cần hiểu rõ các câu thành ngữ, tục ngữ có thể sử dụng trong tiếng Đức
3.6. Thực hành thường xuyên
Dù bạn đang trong quá trình học tập hay mới bắt đầu đi dịch thì đừng ngại thực hành. Chỉ khi thực hành, khi dịch rồi mình mới thấy được những lỗi sai của mình. Đừng tự ti, hãy đưa những bản dịch cho người khác đọc, đặc biệt là thầy cô, những người có kiến thức và kinh nghiệm hơn mình để sửa lỗi, từ đó bạn có thể cải thiện hơn kỹ năng của mình.

3.7. Mở rộng vốn từ vựng

Từ vựng tiếng Đức rất phong phú, việc mở rộng vốn từ vựng là vô cùng cần thiết. Vốn từ vựng của bạn càng nhiều thì càng tiết kiệm thời gian vào việc bạn tra cứu từ, nên tốc độ dịch của bạn sẽ nhanh hơn, việc đọc hiểu và dịch cũng dễ dàng và thuận tiện hơn.

IV. TRIỂN VỌNG VIỆC LÀM CHO CỬ NHÂN NGÀNH NGÔN NGỮ TIẾNG ĐỨC

2.1. Làm biên dịch, phiên dịch

Trong thực tế, khi các bạn làm việc tại các công ty hay các văn phòng đại điện của Đức sẽ có rất nhiều vị trí khác nhau để bạn lựa chọn. Vị trí biên dịch viên sẽ là người đóng vai trò trung gian mã hoá các thông tin bằng ngôn , mà ở đây là các loại tài liệu dịch song song hai ngôn ngữ từ Đức sang Việt và ngược lại.

2.2. Làm giáo viên dạy tiếng Đức

Đừng dập khuôn nghĩ rằng làm giáo viên là chỉ có thể dạy tại các trường học. Ngày nay các trung tâm dạy tiếng Đức, ôn thi các chứng chỉ DSH, Test DaF, DSD…mọc lên như “nấm”. Bạn có thể đầu quân đứng lớp tại các trung tâm này, nhận dạy học viên cá nhân hoặc thậm chí là các khách hàng doanh nghiệp.

2.3. Hướng dẫn viên du lịch

Như đã đề cập ở trên, hàng năm lượng khách Đưc đến du lịch Việt Nam rất lớn. Các công ty du lịch tại Việt Nam chắc chắn không muốn bỏ lỡ cơ hội này nên nhu cầu tuyển hướng dẫn viên biết tiếng Đức là rất nhiều.

Bên cạnh đó bạn cũng có thể làm người dẫn tour cho khách du lịch Việt Nam sang Đức tham quan. Và dù là làm hướng dẫn viên theo chiều nào, thì mức lương của bạn cũng không thể thấp, hơn nữa còn có cơ hội khám phá và du lịch nhiều nơi.

2.4. Làm việc tại các doanh nghiệp Đức

Đức những năm gần đây luôn là bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam. Các hoạt động xuất nhập khẩu phần lớn là đều có móc nối với phía Đức. Vậy nên nếu muốn xin vào làm tại các công ty Đức, tiếng Anh là chưa đủ, tiếng Đức của bạn cũng cần phải tốt để có mức lương và cơ hội thăng tiến cao hơn.

2.5. Các công việc khác

- Quản trị nhân sự trong công ty doanh nghiệp Đức tại Việt Nam hoặc các doanh nghiệp có quan hệ hợp tác thương mại với Đức;
- Làm việc tại các tổ chức phi chính phủ của Đức tại Việt Nam;
- Trợ lý đối ngoại, thư ký văn phòng: có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước như các cơ quan Ngoại giao, các tổ chức mà Đức đảm nhiệm một số công việc liên quan đến Đức…

V. ĐIỂM NỔI BẬT HỌC NGÔN NGỮ TIẾNG NHẬT BẢN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGOẠI NGỮ VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

Với sứ mệnh của mình, trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp nguồn nhân lực khối ngành Ngôn ngữ - văn hoá nước ngoài, khối ngành dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng, kế toán, công nghệ thông tin…đáp ứng nhu cầu cấp bách của xã hội trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, phục vụ đắc lực cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngoài ra trường còn đào tạo, bồi dưỡng theo các trình độ, hình thức, phương thức đa dạng phù hợp với thực tiễn xã hội nên trường có nhiều điểm nổi bật so với các trường đào tạo ngôn ngữ khác như:

- Trường đào tạo nhiều mã ngành ngôn ngữ ngoài ngôn ngữ tiếng Đức còn có các ngành khác như: Tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn…để sinh viên có thể lựa chọn thêm cho mình một ngoại ngữ nữa khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bởi vì với xu thể hội nhập hiện nay, việc biết thêm một ngôn ngữ thứ 2 sẽ là một lợi thế xin việc có mức thu nhập cao và nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp sau này khi ra trường.

-Ngoài ra trường còn đào tạo các mã ngành về Quản trị du lịch và lữ hành, Khách sạn nhà hàng, Kế toán, Công nghệ thông tin…đó là những chuyên ngành phù hợp để các bạn sinh viên lựa chọn thêm cho mình những ngành nghề phù hợp để có thể vừa thành thạo tiếng vừa giỏi chuyên môn. Đó chính là nguồn nhân lực mà trên thị trường lao động trong nước và quốc tế đang khan hiếm…

- Trường còn liên kết hợp tác quốc tế với một số trường Đại học nước ngoài để sinh viên giao lưu, học hỏi tìm hiểu văn hoá, liên văn hoá của các nước mà mình theo học.

- Với phương châm lấy” người học làm trung tâm” nên nhà trường luôn luôn đặt chất lượng đào tạo lên hàng đầu. Để sinh viên ra trường vừa có tâm vừa có tầm là nguồn nhân lực cần thiết cho thị trường lao động trong nước và quốc tế hiện nay.

Với những thông tin chia sẻ về ngành Ngôn ngữ tiếng Nhật Bản dành cho các thí sinh, sinh viên yêu thích ngôn ngữ Nhật Bản muốn tìm hiểu về đất nước, con người và cũng là sự lưạ chọn nghề nghiệp theo xu thể hội nhập hiện nay.

Thông tin xin liên hệ:

Phòng Tuyển sinh và Truyền thông - Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội - Số 1, Phố Kiều Mai, Phường Phúc Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội.

ĐT/Zalo: (024)2233.6262 - 0983.564.562 (Thầy Toản)

Website: nncn.edu.vn

Facebook chính: fb.com/ngoainguvacongnghehn

Thí sinh có thể nộp trực tiếp hoặc chuyển phát nhanh hồ sơ về địa chỉ trên. Thí sinh cần tìm hiểu thêm về ngành nghề đào tạo, thí sinh liên hệ với tổ tư vấn để được hỗ trợ.

Các bài viết khác

(024) 6292 8282
(024) 6292 8282 089 983 3579