Sinh viên Khoa Công nghệ tham gia chế tạo thiết bị dạy học

Sinh viên tham gia chế tạo thiết bị dạy học vừa góp phần chủ động thiết bị dạy học với chi phí thấp, vừa có tác dụng tạo hứng thú học tập và nâng cao kĩ năng nghề cho sinh viên. 

Khoa Công nghệ của Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội với chức năng quản lí đào tạo các ngành khối công nghệ - kỹ thuật như Công nghệ kỹ thuật ô tô, Thiết kế đồ họa, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ điện tử,...

Các lĩnh vực đào tạo này đòi hỏi nhiều thiết bị dạy nghề với chi phí đầu tư lớn, trong khi trên thị trường thường không có sẵn.

Để kịp thời đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ đào tạo ngành Công nghệ kĩ thuật ô tô và tiết kiệm chi phí, khoa Công nghệ đã được Ban Giám hiệu giao nhiệm vụ chế tạo thiết bị dạy học, trong đó trước mắt là chế tạo thiết bị dạy nghề ô tô. Hiện nay khoa đã chế tạo được 14 thiết bị dạy học ngành Công nghệ kĩ thuật ô tô. Tuy nhiên, so với nhu cầu thì số thiết bị dạy học còn thiếu nhiều, đòi hỏi chi phí lớn và mất nhiều thời gian chờ đợi cung cấp.

Việc chế tạo thiết bị dạy học giúp chủ động về thiết bị, kịp thời đáp ứng yêu cầu đào tạo, giảm từ 40 – 50% chi phí so với mua thiết bị, nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như tay nghề cho giảng viên.

Ảnh: Khoa Công nghệ

Sự tham gia của một số sinh viên trong việc chế tạo thiết bị dạy học dưới dạng các đề tài khoa học sinh viên giúp các em sớm tiếp cận thiết bị, tăng hứng thú học tập và nâng cao tay nghề. Việc tham gia của sinh viên vào nghiên cứu chế tạo thiết bị dạy học có nhiều tác dụng: Hỗ trợ các giảng viên trong một số công việc cụ thể; Phát huy được ý tưởng sáng tạo của sinh viên trong việc đề xuất các giải pháp phù hợp với nhận thức của sinh viên. Hoạt động này giúp sinh viên sớm được trải nghiệm kĩ thuật nghề nghiệp, phát huy tính sáng tạo, tăng thêm lòng yêu nghề và sự gắn bó, hợp tác giữa các sinh viên.

Năm học này, Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội đã phê duyệt các đề tài “Nghiên cứu chế tạo Mô hình hệ thống nhiên liệu động cơ diesel điều khiển điện tử” của nhóm sinh viên Nguyễn Thế Anh, Bàn Dư Dương, Ngô Văn Toàn, Ngô Cự Toàn, Nguyễn Duy Trọng, Vì Xuân Vũ, Vũ Văn Chương dưới sự hướng dẫn của thầy Thạc sĩ Nguyễn Công Cát, và đề tài “Nghiên cứu chế tạo Mô hình hệ thống lái trợ lực điện” của nhóm sinh viên Nguyễn Tấn Linh, Nguyễn Thị Khánh Linh, Chu Mạnh Sơn, Tạ Kiều Luyến, Nguyễn Văn Quân dưới sự hướng dẫn của thầy Thạc sĩ Nguyễn Văn Bé. Các thiết bị này đều thuộc Danh mục thiết bị tối thiểu phục vụ đào tạo do Tông cục Giáo dục nghề nghiệp quy định. Các thiết bị sau khi được hoàn thành sẽ góp phần bổ sung hệ thống thiết bị dạy học phục vụ đào tạo ngành Công nghệ kĩ thuật ô tô của Nhà trường./.

Các bài viết khác

(024) 6292 8282
(024) 6292 8282 089 983 3579