Khoa Ngôn ngữ Trung Quốc
Học thành ngữ tiếng Trung với các con số, tại sao không? (Phần 2)
Ở bài viết trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu một số thành ngữ thường dùng có chứa số 1 và số 2 trong tiếng Trung, ở bài viết này, FTC sẽ giới thiệu cho các bạn các thành ngữ thường dùng có chứa số 3 và số 4 nhé!
“Trong văn hóa truyền thống và triết học cổ đại Trung Quốc, số 3 có ý nghĩa rất phong phú, Các tác giả nổi tiếng của Trung Quốc cho rằng: số 3 ngoài biểu thị số lượng là “ba” ra, còn biểu thị nghĩa ‘rất nhiều, cực nhiều’ nghĩa này còn được thể hiện rất rõ ở cách cấu tạo chữ Hán. Nếu như xét từ góc độ cấu tạo của chữ Hán, chữ do 3 bộ thủ hợp thành đa số đều có nghĩa “đa” (nhiều). Ví dụ: 3 bộ nhân ( 人 ) ghép lại thành chữ “Chúng”“众”(chỉ nhiều người), 3 bộ mộc (木)ghép lại là chữ “Sâm” “森”(chỉ nhiều cây), 3 bộ thủy (水) ghép lại là “Diểu”“淼”(chỉ nhiều nước), 3 bộ thạch(石) ghép là “Lỗi” “磊” (chỉ nhiều đá), 3 bộ nhật (日)ghép lại là “Tinh”“晶”(chỉ nhiều sao), 3 bộ mao(毛)ghép lại là “Tuyệt”“毳”(chỉ nhiều lông), 3 bộ hỏa(火)ghép lại là “Diệm” “焱”(chỉ lửa mạnh), 3 bộ trùng(虫)ghép lại là “Trùng” “蟲”(chỉ nhiều sâu) v.v.” (Tô Vũ Thành (2012). So sánh ý nghĩa văn hoá của con số 3 trong tiếng Trung và tiếng Việt. Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 2(126) tr.74)
Chúng ta hãy xem trong thành ngữ thì số 3 sẽ thường có những ý nghĩa gì nhé!
STT |
Tiếng Trung |
Phiên âm |
Nghĩa tiếng Việt |
1 |
狡兔三窟 |
jiǎotùsānkū |
Lo trước tính sau (ví với có nhiều chỗ ẩn náu) |
2 |
火冒三丈 |
huǒmàosānzhàng |
Nổi trận lôi đình; nổi cơn tam bành; nổi giận đùng đùng |
3 |
举一反三 |
jǔyīfǎnsān |
Học một biết mười; suy một mà ra ba |
4 |
三言两语 |
sānyánliǎngyǔ |
Vài ba câu; dăm ba câu |
5 |
朝三暮四 |
zhāosānmùsì |
Thay đổi thất thường |
6 |
不三不四 |
bùsānbùsì |
Không đứng đắn; không ra gì |
7 |
丢三落四 |
diūsānlàsì |
Vứt bừa bãi; vung vãi; hay quên; quên trước quên sau |
8 |
三三两两 |
sānsānliǎngliǎng |
Tốp năm tốp ba; tụm năm tụm ba |
9 |
一日三秋 |
yīrìsānqiū |
Một ngày dài bằng ba thu, thời gian dài đằng đẵng |
10 |
三个臭皮匠,赛过诸葛亮 |
sāngèchòupíjiàng,sàiguòZhūgěLiàng |
Một cây làm chẳng lên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao |
Từ lâu trong văn hoá các nước Á Đông đã có sự kiêng kị nhất định đối với con số 4 bởi nó có ý nghĩa và cách đọc liên quan đến sự mất mát ra đi (âm đọc của con số 4 với âm đọc của chữ “tử” gần giống nhau; âm Hán Việt của số 4 (tứ) và âm Hán Việt của từ mang nghĩa cái chết cũng gần giống nhau (tử), chính vì vậy số lượng thành ngữ mang số 4 trong tiếng Trung cũng giảm hẳn đi số lượng so với những số như 1, 2 và 3, chúng ta cùng xem trong những thành ngữ có số 4 thì ý nghĩa của chúng có thực sự cần phải “kiêng” như chính con số đó không nhé!
STT |
Tiếng Trung |
Phiên âm |
Nghĩa tiếng Việt |
1 |
张三李四 |
ZhāngSānLǐSì
|
Ông A bà B; anh Nguyễn Văn A, chị Nguyễn Thị B; ý chỉ một/một vài người nào đó |
2 |
再三再四 |
zàisānzàisì |
Hết lần này đến lần khác, nhiều lần |
3 |
四海为家 |
sì hǎi wéi jiā |
Bốn bể là nhà |
4 |
挑三拣四 |
tiāosānjiǎnsì |
Kén cá chọn canh |
5 |
半三不四 |
bànsānbùsì |
Phờ phạc; rã rượi; mặt ủ mày chau |
6 |
四面楚歌 |
sìmiànChǔgē |
Lâm vào tình thế khó khăn; tứ bề khốn đốn |
7 |
说三道四 |
shuōsāndàosì |
Nói năng linh tinh; Lúc nói thế này lúc bảo thế kia |
8 |
街坊四邻 |
jiēfāngsìlín |
Hàng xóm láng giềng |
9 |
扬名四海 |
yángmíngsìhǎi |
Nổi danh khắp chốn |
10 |
四海之内皆兄弟也 |
sìhǎizhīnèijiēxiōngdìyě |
Bốn bề đều là anh em |
Mong rằng qua bài viết ngày hôm nay các bạn sẽ tích luỹ thêm được chút kiến thức về các thành ngữ thường dùng trong tiếng Trung có chứa số 3 và số 4. Các bạn nhớ theo dõi website https://nncn.edu.vn/ của trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội (FTC) để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích ở những bài sau nhé!