Những ngày lễ quan trọng của Trung Quốc - bạn đã biết chưa?

 

Trung Quốc có rất nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc, mỗi lễ hội đều phản ánh những nét văn hóa, tín ngưỡng và lịch sử của đất nước này. Dưới đây là một số trong những lễ hội truyền thống nổi tiếng của Trung Quốc, hãy cùng FTC tìm hiểu về một vài ngày lễ quan trọng này nhé:
Tết Nguyên đán Trung Quốc (1/1 âm lịch)
Tết Nguyên Đán Trung Hoa là ngày Tết quan trọng nhất của người Trung Hoa, được tính theo âm lịch. Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á khác cũng chào đón năm mới theo lịch  m vào cùng dịp này với các phong tục tập quán phong phú. Tết này còn có tên gọi là Xuân Tiết (春节/春節 - Chūn Jié), đánh dấu sự kết thúc của mùa đông và khởi đầu mùa xuân mới. Thời điểm giao mùa này khác với cách tính của phương Tây vì nó được tính theo lịch âm. Tết được tính từ ngày đầu tiên của tháng âm lịch đầu tiên - ngày Chính (Chính Nguyệt - 正月 - Zhēng Yuè) và kết thúc vào ngày tổ chức lễ hội đèn lồng rằm tháng giêng (Tết Nguyên tiêu). Đêm giao thừa của Trung Quốc, ngày dành cho sum họp gia đình, được gọi là đêm Trừ Tịch (除夕 - Chú Xī) với "trừ" nghĩa là thay đổi, hoán đổi và "tịch" là đêm, "trừ tịch" nghĩa là "đêm của sự thay đổi" hay "đêm của thời khắc giao thời".
Tết Nguyên Đán Trung Hoa là ngày tết âm lịch dài nhất và quan trọng nhất ở Trung Quốc, thường kéo dài từ ngày 8 tháng 12 âm lịch đến ngày 15 tháng giêng âm lịch. Nguồn gốc của ngày tết này có từ xa xưa với rất nhiều truyền thuyết và tập tục liên quan, phản ánh niềm tin và cách sống của con người thời cổ xưa. /upload/images/khoa-ngoai-ngu/f15f0bd0c3a110ff49b0.jpg

Tết Đoan Ngọ hoặc Tết Đoan Dương (Hán Việt: 端午節 - Đoan Ngọ Tiết, 端陽節 - Đoan Dương Tiết) (ngày mùng 5 tháng 5 theo âm lịch Trung Quốc) là một trong những ngày Tết truyền thống tại Trung Quốc, 
Đua thuyền rộng là một hoạt động náo nhiệt không thể thiếu người Trung Quốc trong Tết Đoan Ngọ. Tương truyền, khi nhận được tin Khuất Nguyên vị trung thần nước Sở tự vận, người dân ngay lập tức tổ chức đội thuyền chèo ra sông để cứu nhưng không thành. Người xưa kể lại, sau khi Khuất Nguyên tự vẫn, vì yêu mến ông và sợ tôm, cá rỉa xác ông nên đã dùng lá để gói bánh nếp đem thả xuống sông làm thức ăn cho cá. Gọi đó là món bánh nếp (bánh ú) và trở thành món ăn truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ. Tùy từng vùng miền, bánh ú có thể là thịt, đỗ xanh, trứng mặn, long nhãn hay hạt tiêu, bột dẻ….
/upload/images/khoa-ngoai-ngu/53b4eec238b3ebedb2a2.jpg

 

  1. Tết Trung Thu (15/8 âm lịch) 
    Tết Trung Thu (中秋节 - Trung thu Tiết) là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng và đáng chú ý nhất tại Trung Quốc. Tết Trung Thu diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm, khi mặt trăng tròn và sáng nhất trong năm. Tết Trung Thu cũng là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau, thưởng thức bánh Trung Thu, trà và các món ăn truyền thống. Đối với những người sống xa quê hương, Tết Trung Thu còn là dịp để quay về thăm gia đình và tổ chức các buổi tụ tập. Một điểm đặc biệt không thể thiếu trong lễ hội Trung Thu là các bánh Trung Thu. Bánh Trung Thu được làm từ các nguyên liệu tự nhiên như gạo nếp, đậu xanh, hạt sen, trứng muối và các thành phần thảo dược. Các loại bánh này có nhiều hương vị khác nhau và thường được đặt trong các hộp đẹp mắt, tặng nhau làm quà trong dịp lễ hội này.
    /upload/images/khoa-ngoai-ngu/c5632b93fde22ebc77f3.jpg

Các bài viết khác

(024) 6292 8282
(024) 6292 8282 089 983 3579