Sườn Xám Tao Nhã Tựa Mây, Phong Thái Ngút Ngàn

  Sườn xám là trang phục hấp dẫn và có sức hút nhất trong các loại trang phục truyền thống của Trung Quốc, sườn xám dung hòa tất cả những tinh hoa đa văn hóa đa sắc tộc, thể hiện ra dáng vẻ phong tình và ưu nhã của người con gái Trung Quốc. Lịch sử của sườn xám chính là lịch sử của phái nữ thời kỳ cận đại, bởi nó chứng kiến cả một quá trình người phụ nữ Trung Quốc bước ra từ trong những gò bó thời phong kiến đến khái vọng tự do.

/upload/images/khoa-ngon-ngu-trung-quoc/suon-xam-2-.jpg

/upload/images/khoa-ngon-ngu-trung-quoc/suon-xam-1-.jpg

 

  Lịch sử của sườn xám phải quay về thời nhà Thanh, thời đó, nữ tử người Mãn Thanh mặc váy dáng dài, được gọi là Kì Trang 旗装. Loại trang phục này có đặc điểm là rộng rãi, vuông vắn, giữ ấm, rất thích hợp với cuộc sống nơi rừng núi khu vực Đông Bắc của người Mãn Thanh. Sau khi sát nhập, con gái người Mãn Thanh bị ảnh hưởng bởi trang phục của người Hán, dần dần thay đổi kiểu dáng trang phục của Kì Trang khiến cho loại trang phục này càng thêm tính tế và quý phái, chính vì vậy nên kiểu dáng của Kì Trang dần dần được biến đổi. Vào những năm cuối của triều đại Mãn Thanh, cùng với sự du nhập của văn hóa phương Tây, Kì Trang lại được trải qua một lần “cách mạng”, lược bớt những phục sức cầu kì, thân váy điều chỉnh ngắn lại, thiết kế ôm sát vòng eo và xẻ cao hai bên thân váy.

 

/upload/images/khoa-ngon-ngu-trung-quoc/suon-xam-3-.jpg

 

  Thời kỳ phát triển đỉnh cao nhất của sườn xám có thể nói là những năm 20 đến 40 của thế kỷ 20 tại Thượng Hải, đây là thời kỳ tràn ngập sức sống và sự đổi mới cũng là thời đại của phong trào giải phóng phụ nữ. Phụ nữ Thượng Hải rũ bỏ sự bó buộc truyền thống trên phương diện trang phục, theo đuổi vẻ đẹp của sự tối giản, thanh lịch, tự nhiên. Họ đem Kì Trang cách tân thành sườn xám với cổ áo cao, tay áo ngắn, vạt chéo, cúc cài, xẻ tà cao, ... khiến cho sườn xám ôm sát cơ thể và thể hiện được vẻ đẹp về mặt hình thể. Họ còn sử dụng rất nhiều loại vải và màu sắc như vải sợi bông, vải thun, gấm, lụa, vải hoa, ...để theo đuổi những phong cách và khí chất khác nhau. Sườn xám của thời kỳ này trở thành xu thế đầu của thời trang cũng trở thành đại diện cho văn hóa Trung Quốc.

 

  Sau năm 1949, sườn xám bước vào thời kỳ xuống dốc do sự thay đổi về chính  trị xã hội, cách ăn mặc của phụ nữ có xu hướng ngiêng về sự mộc mạc và có tính thực tế cao chứ không phải phong cách cá tính hay hoa lệ cầu kì. Văn hóa sườn xám đã vấp phải sự đàn áp và bài xích ở thời kỳ cách mạng văn hóa, bị coi là biểu tượng của tàn dư phong kiến và giai cấp tư sản. Cho đến năm 1977, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và cải cách mở cửa, văn hóa sườn xám mới có cơ hội  phục hưng.

/upload/images/khoa-ngon-ngu-trung-quoc/suon-xam-4-.jpg

  Vẻ đẹp của sờn xám là vẻ đẹp vừa cổ điển vừa cao quý, chính giá trị văn hóa ở sâu bên trong ý nghĩa nội hàm của sườn xám đã hạn chế đi sự phổ biến và quần chúng hóa của nó, đồng thời đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe dành cho người mặc, điều này không chỉ thể hiện ở việc khắt khe về điều kiện hình thể mà còn thể hiện ở khí chất và nội tâm người mặc sườn xám, hơn nữa, sự hiện diện của sườn xám có sự tương quan nhất định đến bối cảnh, tình huống và không khí tại thời điểm đó. Một vẻ đẹp cổ điển.

/upload/images/khoa-ngon-ngu-trung-quoc/suon-xam-5-.jpg

  Sườn xám của ngày nay ngày càng đa dạng và mang tính biểu tượng hóa, không những lưu giữ được những chất liệu cũ và ý nghĩa biểu tượng vốn có mà còn hấp thụ tư tưởng và công nghệ hiện đại. Sườn xám đã trở thành tác phẩm kinh điển cho văn hóa trang phục của dân tộc Trung Hoa, đồng thời trở thành một trong những báu vật của văn hóa trang phục trên thế giới

Các bài viết khác

(024) 6292 8282
(024) 6292 8282 089 983 3579