Khoa Ngôn ngữ Trung Quốc
Tìm Hiểu Phong Tục Đón Trung Thu Của Người Trung Quốc
Tết Trung Thu, hay còn gọi là "Lễ hội Trăng Rằm" (中秋节 - Zhōngqiū Jié) tại Trung Quốc, là một trong những lễ hội truyền thống lớn và quan trọng nhất trong văn hóa Trung Hoa, diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm. Đây là dịp để người thân trong gia đình dù ở xa đến đâu, cũng sẽ về quây quần bên nhau, cùng đoàn viên, dùng chung một bữa cơm sum họp dưới ánh trăng rằm tháng 8 Âm lịch.
Phong tục đón Tết trung thu của người dân Trung Quốc từ xưa đã được gắn liền những đến truyền thuyết về chuyện tình của Hằng Nga và Hậu Nghệ. Tương truyền rằng thời cổ đại, khi Trái đất có đến 10 mặt trời, khiến thế giới phải gánh chịu hạn hán khủng khiếp. Do vậy mà Ngọc Hoàng ra lệnh cho Hậu Nghệ đi bắn hạ chín mặt trời, cứu sống muôn loài. Và để thưởng công, Người đã ban cho chàng một viên thuốc bất tử. Hậu Nghệ mang nó về nhà đặt trong một chiếc hộp, định sau này sẽ chia sẻ với người vợ xinh đẹp của mình là Hằng Nga. Nhưng vào một ngày nọ, biến cố ập đến khi người vợ tò mò mở chiếc hộp và nuốt viên thuốc rồi nàng bay lên tận trời cao và cuối cùng hạ xuống Mặt Trăng vì thuốc quá mạnh. Khi Hậu Nghệ vừa về nhà phát hiện mọi chuyện thì đã quá muộn. Từ đó đôi vợ chồng cách biệt nhau mãi. Hằng Nga chỉ biết làm bạn với một chú thỏ ngọc cũng đang sống trên cung trăng với mình.
Trung thu được xem là một trong những ngày Tết truyền thống quan trọng bậc nhất đối với người dân Trung Quốc, chỉ xếp sau Tết Nguyên đán. Trong đêm rằm sáng nhất năm này, họ có rất nhiều hoạt động sôi nổi và đặc sắc như sum họp gia đình, ăn bữa cơm đoàn viên rồi cùng nhau ngắm trăng, rước đèn, xem múa lân và thưởng thức bánh trung thu. Ngoài ra, còn có cho những hoạt động khá thú vị đã xuất hiện từ xa xưa như: tế trăng, thả đèn hoa đăng, thưởng rượu và giải câu đố.
Trong phong tục truyền thống của người Hoa thì ngày Tết trung thu còn gọi là tết đoàn viên. Bởi vì đây là dịp lễ hiếm hoi trong năm mà mọi thành viên trong gia đình trở về, tụ họp với nhau. Dù đang làm ăn ở đâu và xa xôi đến mấy, họ cũng sắp xếp về quê để gặp lại gia đình, họ hàng và quan trọng là cùng ăn bữa cơm đoàn viên.
Sau bữa cơm, các thành viên trong gia đình sẽ ngồi lại cùng nhau để thưởng nguyệt (ngắm trăng) và cùng ăn những chiếc bánh trung thu xinh xắn dưới ánh đèn lồng lung linh, bên trên là vầng trăng tròn vành vạnh. Một hoạt động khác không thể thiếu được trong khoảnh khắc đoàn viên vào dịp Trung thu của người Hoa, là rước đèn lồng và đặc biệt là múa rồng lửa. Người dân Trung Quốc tin rằng rồng lửa là linh vật mang lại nhiều may mắn và an lành tới mọi gia đình. Họ còn thích treo đèn lồng trước cửa nhà và trên phố trong dịp lễ long trọng này. Bên cạnh đó, còn có lễ rước đèn cho trẻ em với màn múa lân sư rồng và chú tễu nhảy múa náo nhiệt trên phố.
Tết Trung Thu không chỉ là ngày lễ truyền thống mà còn trở thành một sự kiện văn hóa quan trọng với nhiều hoạt động như lễ hội đèn lồng, Chiến hành và các chương trình nghệ thuật đặc sắc. Tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải hay Quảng Châu, các chương trình biểu diễn diễn văn nghệ, hội chợ văn hóa và các hoạt động cộng đồng thường diễn ra, thu hút đông đảo dân tham gia
Tết Trung Thu ở Trung Quốc là dịp để người dân kết nối với những truyền thống giá trị, gia đình, và thắt chặt tình cảm cộng đồng. Mỗi quốc gia đều có sự mới lạ và đa dạng đầy màu sắc của văn hóa ngày lễ truyền thống. Ánh trăng tròn vằng vặc chiếu sáng khắp mọi nơi, hương thơm của bánh trung thu lan tỏa khắp các con phố, tiếng cười nói rộn rã của trẻ em... Tất cả tạo nên một không khí thật đặc biệt trong ngày Tết Trung thu ở Trung Quốc.