Trang phục truyền thống của Trung Quốc qua các thời đại (Phần 1)

     Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, những trang phục truyền thống của Trung Quốc cũng có rất nhiều thay đổi theo từng thời đại. Mỗi thời đại đều có những đặc điểm riêng nêu bật lên được dấu ấn của thời đại đó

    Đặc trưng của trang phục truyền thống của Trung Quốc

     Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những trang trục truyền thống mang dấu ấn đặc trưng của mình. Đây là một cách thể hiện văn hóa và nét đẹp dân tộc. Và Trung Hoa với nền văn hóa hàng ngàn năm lịch sữ đã khắc họa một phần nào đó văn hóa của mình lên những bộ trang phục này.

     Các trang phục truyền thống thường được mặc vào các dịp đặc biệt như Lễ, Tết,… Trang phục truyền thống của Trung Quốc cũng có nhiều thay đổi theo từng giai đoạn. Mỗi thời đại sẽ có những sự khác nhau về kiểu dáng, màu sắc, chất liệu,…..

        Thiết kế

    Bình thường thì các bộ trang phục truyền thống Trung Quốc sẽ có những đường cắt thẳng, form dáng rộng rãi để tạo sự thư thái cho người mặc. Ngoài ra cũng sẽ có những bộ trang phục có đường cắt ôm sát nhằm tôn lên thân hình của người mặc như sườn xám. Nhưng nhìn tổng thể thì vẫn sẽ thấy được sự hài hòa vể tạo cảm giác thoái mái nhất.

       Màu sắc

   Thời xưa, màu sắc của các trang phục truyền thống được quy định tùy vào địa vị của người mặc. Như Hoàng Thượng và những người trong hoàng thất thì thường mặc những trang phục màu đỏ, vàng.

   Ngày nay đã không còn quy định này nữa nên mọi người có thể tự do mặc các bộ trang phục theo màu mà mình yêu thích. Với những dịp quan trọng như Tết, Lễ,…thì ưu tiên màu đỏ với quan niệm mang lại may mắn.

      Các đặc trưng của trang phục truyền thống Trung Quốc

  Chất liệu : Qua từng thời đại, chất liệu may trang phục truyền thống Trung Quốc cũng sẽ có nhiều sự thay đổi. Từ vải lanh, lụa, cotton,… đều được chọn để may thành trang phục. Trong đó, vải gấm được lựa chọn nhiều nhất bởi màu sắc sang trọng và tôn dáng người mặc.

  Hoa Văn : Mỗi triều đại khác nhau, những trang phục truyền thống Trung Quốc sẽ mang những nét hoa văn riêng biệt. Và đó là điểm nhấn để phân biệt với những triều đại với nhau. Từ hình thếu, hoa văn, đều được thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử.

   

Trang phục truyền thống Trung Quốc qua các thời đại

    Mỗi thời đại đều có những thiết kế, kiểu dáng, màu sắc, hoa văn…riêng của mình. Chúng ta có thể dựa vào đó để phân biệt được đó là thời đại nào.

1. Trang phục nhà Hạ (2070 TCN – 1600 TCN)

       Nhà Hạ là nhà nước phong kiến sớm nhất của lịch sử Trung Hoa. Trang phục thời này chủ yếu là màu đen. Trang phục nhà Hạ với hai phần chính là áo trên và quần dưới. Phần áo trên tượng trưng cho trời, thường dùng màu đen để dệt. Phần dưới tượng trưng cho đất nên lấy màu vàng làm chủ đạo. Cả bộ trên đen, dưới vàng tượng trưng trời và đất rất đơn giản. 

/upload/images/khoa-ngon-ngu-trung-quoc/trang-phuc-truyen-thong-trung-quoc-1.jpg

 

                                       Trang phục Trung Quốc nhà Hạ

2. Trang phục nhà Thương (1600 TCN – 1046 TCN)

      Thời nhà Thương chỉ có một loại trang phục. Trang phục không phân biệt địa vị, tầng lớp giàu nghèo cũng không phân biệt giới tính. Tất cả người dân đều mặc trang phục giống nhau. Cũng được chia làm hai phần như trang phục thời nhà Hạ, tuy nhiên áo và quần đã có chút cải tiến. Phần áo gồm hai loại. Một loại dài đến thắt lưng và loại dài hơn đến đầu gối. Phần tay áo được may nhỏ. Bên dưới là quần/váy được giấu trong áo. 

         /upload/images/khoa-ngon-ngu-trung-quoc/trang-phuc-truyen-thong-trung-quoc-2.jpg

                                    Trang phục nhà Thương- Trung Quốc

    Trang phục nữ dân gian có thêm một chiếc tạp dề nhỏ dài không quá đầu gối. Đây là điểm khác biệt duy nhất giữa trang phục nam và nữ thời nhà Thương. 

3. Trang phục nhà Chu (1046 TCN – 256 TCN)

      Phần áo thời nhà Chu được cải tiến hơn. Có hai loại chính là ống tay to và ống tay nhỏ. Phần nếp phía cổ áo được gập sang bên trái, không đính khuy hay cài cúc. Cách cố định áo là dùng đai lưng thắt ở phần eo. Đai lưng cũng có thể đeo thêm ngọc bội như trang sức cho trang phục. Độ dài ống quần hay vạt váy không quá khắt khe. Có vạt dài đến đầu gối nhưng có vạt dài chấm đất. 

  /upload/images/khoa-ngon-ngu-trung-quoc/trang-phuc-truyen-thong-trung-quoc-3.jpg

                                      Trang phục triều đại nhà Chu

4. Trang phục nhà Tần (221 – 207 TCN)

       Được coi là triều đại phong kiến đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử Trung Quốc, giai đoạn chuyển từ nô lệ sang phong kiến nên trang phục nhà Tần cũng có nhiều thay đổi. Thời nhà Tần bắt đầu có quy định trang phục cho các tầng lớp khác nhau. Vua phải mặc long bào, đội mũ ngọc. Màu sắc quần áo cũng được quy định rõ ràng. Màu đen và vàng dùng cho tầng lớp quý tộc, tôn quý. Còn dân thường chỉ được mặc màu trắng.

                           /upload/images/khoa-ngon-ngu-trung-quoc/trang-phuc-truyen-thong-trung-quoc-4.jpg

                                     Trang phục nhà Tần Trung Quốc

5. Trang phục nhà Hán (202 TCN – 220)

       Về cấu trúc, trang phục trong triều đại nhà Hán không trải qua nhiều biến đổi so với thời kỳ nhà Tần, như là việc giữ nguyên lớp áo rộng hoặc cánh tay áo. Chi tiết thắt lưng cũng tiếp tục giữ nguyên màu sắc không thay đổi trong trang phục dành cho phụ nữ.

       Trong triều đại nhà Hán, kiểu dáng của trang phục bao gồm cả quần và váy, được thiết kế dạng 1 mảnh và thường sử dụng sợi dây để thắt nơ thay vì sử dụng cúc áo. Những sợi dây mảnh này được điều chỉnh kích cỡ để phù hợp với hình thể của từng người, tạo ra cảm giác thoải mái nhất khi mặc. 

           /upload/images/khoa-ngon-ngu-trung-quoc/trang-phuc-truyen-thong-trung-quoc-5.jpg

                             Trang phục nhà Hán không quá khác biệt

/upload/images/khoa-ngon-ngu-trung-quoc/trang-phuc-truyen-thong-trung-quoc-5-2-.jpg       

Các bài viết khác

(024) 6292 8282
(024) 6292 8282 089 983 3579