Khoa Ngôn ngữ Nhật Bản - Hàn Quốc

Những “tuyệt chiêu” để phát âm tiếng Nhật không còn là nỗi sợ

Người Việt chúng ta thực chất rất có năng khiếu trong việc học ngôn ngữ, tuy nhiên lại thường quá coi trọng việc học cấu trúc và từ vựng tiếng Nhật mà xem nhẹ việc luyện phát âm, điều đó khiến chúng ta gặp khó khăn trong quá trình giao tiếp. Do đó hiện nay nghe và nói chính là những kỹ năng được ưu tiên hàng đầu khi học bất kỳ một ngôn ngữ nào. Dưới đây tổ bộ môn tiếng Nhật của FTC xin chia sẻ những bí kíp để bạn có một phát âm thật chuẩn chỉ như người Nhật nhé!

1. Đối với Nguyên âm

Trong tiếng Nhật có 5 nguyên âm cơ bản: あ (a), い (i), う (u), え (e), お (o). い (i) và お (o) có cách đọc tương tự như cách phiên âm, tức là vẫn có cách phát âm là “i”, “o” tương tự như tiếng Việt. Trong khi đó, あ (a) sẽ được phát âm nhẹ hơn một chút và う (u) thì khi phát âm sẽ có khẩu hình miệng chữ u nhưng âm thoát ra thành tiếng lại là ư, nên khi nghe, う (u)  sẽ có vẻ lai giữa u và ư. え (e) cũng tưng tự như う (u)  , âm thanh được phát ra lai giữa e và ê.

/upload/images/d20dd025b2d26d8c34c3.jpg

Khi đọc cả cụm “あいうえお” thì do tiếng Nhật có thanh điệu nên không đọc là “a i ư ê ô” mà sẽ đọc là “à i ư ề ộ” nhé. Tương tự vậy, hàng KA “かきくけこ” sẽ đọc là “cà ki cư kề cộ” trong tiếng Việt. Nhớ là phát âm nhẹ nhàng thôi nhé. Vì ngữ điệu của người Nhật có phần cai và nhẹ hơn tiếng Việt của chúng ta.

2. Đối với Phụ âm

- Hàng “ka” (かきくけこ): Phát âm như “ka ki kư kê cô” tiếng Việt.

- Hàng “sa” (さしすせそ): Như “sa shi sư sê sô”. Riêng “shi し” bạn không phát âm như “si” của tiếng Việt (chỉ có đầu lưỡi chạm kẽ hai hàm răng) mà phải phát âm nhiều âm gió là “shi” (áp cả lưỡi lên thành trên của miệng để tạo khe hẹp nhằm tạo ra âm gió). Tóm lại hàng này có âm “shi” là bạn phải chú ý phát âm sao cho nhiều âm gió nhất có thể. Bạn cứ tưởng tượng như phát âm “ch’si” vậy.

- Hàng “ta” (たちつてと = ta chi tsu te to): “ta te to” thì phát âm như “TA TÊ TÔ” tiếng Việt. “chi” thì như “CHI”. Riêng “tsu” thì phát âm gần như “chư” tiếng Việt nhưng hơi khác chút: Trong khi “chư” phát âm sẽ áp lưỡi lên thành trên miệng thì “tsu” chỉ chạm đầu lưỡi vào kẽ hai hàm răng để tạo âm gió ngắn và dứt khoát. Có thể tưởng tượng giống như khi phát âm “ch’xư” trong tiếng Việt vậy. Các âm “TA TE TO” thì một số người Nhật sẽ phát âm thành lai giữa “TA” với “THA”. Bạn nên phát âm “TA” rõ ràng dứt khoát hơn trong tiếng Việt bằng cách đặt đầu lưỡi vào kẽ hai hàm răng và phát âm dứt khoát.

- Hàng “na” (なにぬねの): Không có gì đặc biệt, phát âm là “na ni nư nê nô”.

- Hàng “ma” (まみむめも): Cũng không có gì đặc biệt => “ma mi mư mê mô”.

- Hàng “ra” (らりるれろ): Phát âm như “ra ri rư rê rô” nhưng nhẹ nhàng hơn, giống như lai giữa “ra” và “la” vậy. Nếu bạn phát âm “ra” theo kiểu tiếng Việt thì người Nhật nghe sẽ không hiểu. Còn nếu bạn phát âm là “la” thì người Nhật luôn hiểu. Bạn phải học cách phát âm nhẹ nhàng lai giữa “ra” và “la”. Các ca sỹ Nhật Bản khi hát sẽ phát âm là “la” cho điệu đàng.

- Hàng “wa wo” (わを): Phát âm như “OA” và “Ô”. Mặc dù “wo を” phát âm giống “o お” nhưng khi viết romaji vẫn viết là “wo” (không phát âm là “ua” đâu nhé).

- Hàng “ya yu yo”: Phát âm là “ya” (ia), “yu” (iu), “yô” (iô). Chú ý là phát âm “y” rõ và liền với âm sau chứ không phát âm thành “da”, “du”, “dô” hay “gia”, “giu”, “giô” nhé. Nếu bạn phát âm như vậy người Nhật sẽ nghe nhầm thành ざ, じゃ, v.v…. => Nên phát âm rõ ràng không nên cẩu thả.

3. Đối với Trường âm

Trường âm trong tiếng Nhật là những nguyên âm kéo dài, có độ dài gấp đôi các nguyên âm [あ] [い] [う] [え] [お] (theo wikipedia). Tức là khi đọc, trường âm có giá trị bằng một phách kéo dài nguyên âm trước nó. Chẳng hạn:Hàng あ có trường âm là あ. Ví dụ: お母さん (okaasan);おばさん(obaasan).

Hàng い có trường âm là い. Ví dụ: おじいさん (ojiisan);おにいさん(oniisan).

Hàng う có trường âm là う. Ví dụ: 空気(kuuki);ゆうべ(yuube)

Hàng え là có trường âm là い. Ví dụ: 時計(tokei);せんせい(sensei). Chú ý: khi đóng vai trò là trường âm của hàng e thì chữ i dược phát âm thành ê. Ví dụ: tokee; sensee

Hàng お có trường âm là う. Ví dụ: とおり;こうえん. Chú ý, khi âm u đóng vai trò là trường âm của o, thì nó cũng sẽ được phát âm như một âm o.

Cách phát âm trường âm khá đơn giản, nhưng người Việt chúng ta thường không quen phát âm kéo dài, nên thường bỏ qua điều này. Vấn đề này sẽ dẫn đến việc khi giao tiếp, người nghe cảm thấy khó hiểu.

4. Đối với âm tắc xát (âm ngắt): 

Khi phát âm, âm ngắt được phát âm với độ dài tương đương 1 phách như với các âm khác. Nói cách khác, ta phải gấp đôi phụ âm đứng sau nó, hạ giọng và không được đọc lên chữ つ.

/upload/images/383b737d0f8ad0d4899b.jpg

Ví dụ: かつて : Đã từng, trước kia . => Sau khi kéo dài và xúc âm sẽ làm thay đổi nghĩa của các từ: かって: ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân.

しつけ: Sự giáo dục, lịch sự => しっけ: Sự ẩm thấp.

Chúc các bạn phát âm tiếng Nhật chuẩn như người Nhật nhé!

Các bài viết khác

(024) 6292 8282
(024) 6292 8282 089 983 3579