Khoa Ngôn ngữ Trung Quốc
Văn hóa ẩm thực Trung Hoa
Xã hội Trung Quốc đánh giá rất cao lĩnh vực ẩm thực học và đã phát triển một nghiên cứu sâu rộng về chủ đề này dựa trên niềm tin y học truyền thống của nó.
Tám vùng ẩm thực hiện đại là ẩm thực An Huy (徽菜; Huīcài), ẩm thực Quảng Đông (粤菜; Yuècài), ẩm thực Phúc Kiến (闽菜; Mǐncài), ẩm thực Hồ Nam (湘菜; Xiāngcài), ẩm thực Giang Tô (苏菜; Sūcài), ẩm thực Sơn Đông (鲁菜; Lǔcài), ẩm thực Tứ Xuyên (川菜; Chuāncài) và ẩm thực Chiết Giang (浙菜; Zhècài).
Màu sắc, mùi và vị là ba khía cạnh truyền thống được sử dụng để miêu tả về ẩm thực Trung Quốc,[3] cũng như ý nghĩa, sự xuất hiện và dinh dưỡng của thực phẩm. Nấu ăn nên được thẩm định các yếu tố liên quan đến nguyên liệu được sử dụng, kỹ thuật dao, thời gian chế biến và gia vị. Đại chử can ti là một món canh đặc trưng của ẩm thực Huệ Dương, được làm bằng đậu phụ khô thái mỏng, thịt gà, thịt nguội và măng, và các thành phần cần phải được om với tôm trong súp gà, món này được vua Càn Long đánh giá cao.
Lạt Tử Kê, gà xào với ớt và hạt tiêu Tứ Xuyên theo phong cách Tứ Xuyên
Cá rô hấp toàn bộ với trứng cá bên trong. Gừng thái lát và hành lá thường được phết lên trên.
Ẩm thực tại chợ đêm ở một khu phố tại Trung Quốc
Ẩm thực chính là nét văn hóa đặc trưng của mỗi quốc gia. Những món ăn từ dân giã, đời thường đến sơn hào, hải vị chính đều phần nào phản ánh những nét đẹp của con người, vùng đất nơi đó. Trung Quốc vốn được coi là chiếc nôi rộng lớn của nền văn hóa ẩm thực với những món ăn đa dạng, phong phú, đặc sắc, nhưng vẫn giữ được những nét đặc trung riêng của từng vùng miền, có sức ảnh hưởng lớn đến ẩm thực của các nước khác trong khu vực.
Lạt Tử Kê, gà xào với ớt và hạt tiêu Tứ Xuyên theo phong cách Tứ Xuyên
Lịch sử ẩm thực Trung Quốc
Xuyên suốt chiều dài hơn 5000 năm lịch sử, dưới sự ảnh hưởng của nhiều vùng văn hóa khác nhau mà Trung Quốc sở hữu cho mình một nền văn hóa ẩm thực to lớn. Văn hóa ẩm thực Trung Hoa vẫn giữ cho mình những dấu ấn nổi bật gồm những cách chế biến đặc trung như hâm, nấu, ninh, xào, hấp, rang, luộc, om, nhúng… mỗi một cách chế biến sẽ đem lại một hương vị khác nhau cho món ăn.
Ngoài việc gìn giữ và kế thừa những nét riêng biệt trưng, người Trung Quốc còn biết cách sáng tạo kết hợp và phát triển những sự mới lạ trong văn hóa ẩm thực.
Cá rô hấp toàn bộ với trứng cá bên trong. Gừng thái lát và hành lá thường được phết lên trên.
Gia vị ẩm thực Trung Quốc
Ngoài nguyên liệu chính để làm nên những món ăn đặc trưng của người Trung Quốc thì không thể không nhắc đến đó là gia vị. Chính những gia vị ẩm thực đó đã tạo ra sự đặc biệt, lôi cuốn trong các món ăn Trung Hoa.
Món ăn Trung Hoa đặc trưng bởi vị cay nhiều và vị đậm đà trong các món ăn. Những loại gia vị không thể bỏ qua trong các món ăn Trung Quốc: ớt khô, tiêu, hồi, tỏi, xì dầu, giấm đen, dầu ớt đỏ tương đậu, gừng, hành lá.
Ngũ vị hương, Một trong những thành phần không thể trong ẩm thực Trung Hoa. Thành phần của Ngũ vị hương là hạt tiêu Tứ Xuyên, đinh hương, quế, hạt thì là và cây hồi.
Những nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực Trung Hoa
Nói đến văn hóa ẩm thực Trung Hoa đó là nói đến sự tinh tế trong từng món ăn được thể hiện đầy đủ từ sắc, hương, vị. Món ăn không chỉ ngon, đẹp mắt mà còn phải đảm bảo dinh dưỡng bởi sự kết hợp hài hòa giữa các thực phẩm và các vị thuốc như thuốc bắc, hải sâm…
Ở Trung Quốc, có 8 phong cách ẩm thực truyền thống góp phần làm nên sự phong phú và đặc sắc cho nền Văn hóa ẩm thực Trung Hoa được gọi là “Bát đại thái hệ” bao gồm:
Ẩm thực Sơn Đông
Các món ăn của Sơn Đông nhìn chung mang hương vị nồng đậm. Người Sơn Đông mạnh về các món chiên ra, nướng và hấp. Bên cạnh đó, họ cũng rất chú trọng màu sắc của món ăn. Các món ăn ở Sơn Đông đa phần đều có màu sắc tươi sáng.
Không những vậy, chúng đều được trang trí vô cùng bắt mắt. Ngoài ra, người Sơn Đông sử dụng nhiều gia vị cho món ăn của mình, đặc biệt là hành và tỏi. Những món ăn nổi tiếng của vùng này là gà hầm Đức Châu, súp sữa ức gà, cá chép chua ngọt…
Ẩm thực Quảng Đông
Ẩm thực Quảng Đông không ngừng tiếp thu những tinh hoa của các trường phái khác mà còn kết hợp cả các món Tây trong trường phái ẩm thực của mình. Những món ăn Quảng Đông rất đa dạng về thành phần và cách chế biến khách nhau.Món ăn của họ đảm bảo 4 yêu cầu “sắc, hương, vị, hình” và “non mà không sống, tươi mà không thô, mỡ mà không ngấy, thanh mà không nhạt”.
Người Quảng Đông rất thích chế biến các món sống, đặc biệt là món cá sống và cháo cá sống. Một số món ăn nổi tiếng của Quảng Đông như: vịt quay, gà hấp muối, ngỗng quay, canh cải xoong nấu sườn, cá thu nhồi, há cảo tôm,...
Ẩm thực Hồ Nam
Nghệ thuật nấu nướng ở Hồ Nam chú trọng sự tinh tế, hoàn mỹ. Hương vị đặc trưng ở đây là chua cay. Hương thơm các món ăn nhẹ nhàng. Ngoài ra, đa phần các món có vị béo nhưng lại không ngấy chút nào. Những loại gia vị phổ biến là tỏi, hẹ tây, ớt. Đặc biệt nước sốt được dùng thường xuyên để tăng hương vị. Món ăn nổi tiếng ở đây là thịt xông khói sào ớt, đậu phụ thối hỏa cung điện…
Ẩm thực Phúc Kiến
Các món ngon tỉnh Phúc Kiến nổi tiếng bởi sự tinh tế của thực đơn và sự chuẩn bị công phu, cách chế biến đặc biệt. Hình thành trên nền tảng ẩm thực của các thành phố Phúc Châu, Hoan Châu và Hạ Môn.
Đặc biệt, ở Phúc Kiến có rất hiều loài cá lạ làm nên những món ăn độc đáo. Hương vị của Phúc Kiến chủ yếu là vị ngọt, chua, mặn, thơm. Đặc biệt, người Phúc Kiến rất coi trọng màu sắc của món ăn. Các món ăn ở đây chủ yếu có màu sắc tươi sáng, bắt mắt vô cùng. Ngoài ra, rừng núi trù phú đem lại rất nhiều sản vật quý hiếm cho Phúc Kiến. Món nổi tiếng nhất ở đây là Phật nhảy tường, súp cá viên…
Ẩm thực Chiết Giang
Ẩm thực Chiết Giang là tổng hợp những món ăn đặc sản của Hàng Châu, Ninh Ba, Thiệu Hưng nhưng nổi tiếng nhất vẫn là các món ăn Hàng Châu. Món ăn ở đây thường không dầu mỡ, chú trọng đến độ tươi ngon, mềm mại và hương thơm nhẹ. Hương vị ẩm thực Chiết Giang tươi mềm, thanh đạm mà không ngấy. Quá trình nấu ăn rất được xem trọng vì thế không chỉ hương vị ngon mà cách trình bày cũng vô cùng bắt mắt. Các món ăn nổi tiếng Hàng Châu như là thịt lợn Đông Pha, gà ăn mày, chân giò Kim Hoa, cua xanh Tam Môn, cá giấm Tây Hồ…
Ẩm thực Giang Tô
Món ăn của Giang Tô được ví von như một người đẹp phương Nam. Ẩm thực nơi đây chú trọng dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Hương vị đặc trưng ở đây là ngọt. Người Trung Quốc có câu “đông chua, tây cay, nam ngọt, bắc mặn”. Giang Tô chính là “nam ngọt”. Sự thanh dịu, ngọt mát trong món ăn Giang Tô làm nên một nét đẹp được ví von là “đẹp nhất thiên hạ”.
Người Giang Tô rất chú trọng màu sắc, cách trình bày món ăn. Người Giang Tô không thích dùng xì dầu trong các món ăn nhưng lại thích cho đường, dấm tạo nên vị “ chua, ngọt”. Các món ăn nổi tiếng nhất ở đây như vịt muối nam kinh, đậu phụ Bình Kiều…
Ẩm thực An Huy
Ẩm thực An Huy được biết đến qua việc sử dụng các nguyên liệu hoang dã và các loại thảo mộc. Ẩm thực An Huy bao gồm ba khu vựa chính là sông Dương Tử, sông Hoàng Hà và miền Nam An Huy, trong đó ẩm thực miền Nam An Huy giữ vai trò chủ chốt với vị mặn, thơm ngon, hương thơm dễ chịu. Món ăn nổi tiếng nhất ở đây chỉnh là Vịt hồ lô.
Ẩm thực Tứ Xuyên
Các món ăn Tứ Xuyên chú trọng đến màu sắc, hương vị với nhiều vị tê, cay,ngọt mặn, chua, đắng, thơm trộn lẫn khéo léo, biến hóa linh hoạt. Không những vậy, vị cay của Tứ Xuyên còn có nhiều kiểu cay khác nhau.
Văn hóa ẩm thực Tứ Xuyên Trung Quốc hay ở chỗ, mùi vị món ăn biến tấu linh hoạt, phù hợp khẩu vị thực khách, thời tiết mỗi mùa. Món ăn nổi tiếng nhất ở đây chính là lẩu Tứ Xuyên, sủi cảo sốt cay, cà tím vị cá…
ST: Bạch Nam