Cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành Logistics

Đối với ngành Logistics cách đây 5 năm có lẽ chưa ai biết tới, cho tới khi ngành này được đưa vào là một môn học chính thức trong ngành Kinh Tế và ngày càng phát triển. Nhất là hiện nay, rất nhiều công ty Logistics mọc lên, quảng cáo, đưa khái niệm này đến gần hơn với mọi người.

Vậy, Logistics là gì?

/upload/images/khoa-du-lich-va-thuong-mai/335484976-133815419620671-8713825469306615654-n.jpg

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Logistics và nội hàm của khái niệm này cũng có nhiều điểm còn tranh cãi. Ví dụ, theo Johnson và Wood,Logistics là một bộ phận chức năng chịu trách nhiệm về dòng vật chất đi vào, dịch chuyển bên trong và ra khỏi một tổ chức. Tuy nhiên, theo Wood, logistics còn bao gồm cả dòng dịch vụ và nhân sự. Theo Lummus,quá trình logistics bắt đầu từ người cung cấp trực tiếp đến người tiêu dùng trực tiếp của một doanh nghiệp… Nói một cách sơ lược và cơ bản nhất, Logistics là “Chuỗi những hoạt động kết nối để vận chuyển sản phẩm từ nhà cung cấp tới tay người tiêu dùng” – Nhà thông thái thế giới IubGnauq.

Logistics bao gồm những gì?

- Manufacturing - Sản xuất hàng hóa: Quản lý sản xuất hàng hóa trong các nhà máy theo đúng tiêu chuẩn chất lượng của đơn đặt hàng.

- Packaging - Đóng gói hàng hóa: Đóng gói thành phẩm vào bao bì, hộp carton để bảo vệ hàng hóa và thuận tiện cho quá trình vận chuyển.

- Inventory management - Quản lý hàng tồn kho: Quản lý và đảm bảo số lượng và chất lượng hàng tồn trong kho, tiến hành nhập xuất hàng hóa theo kế hoạch.

- Transportation, Cargo, Delivery, Freight - Vận chuyển hàng hóa: từ kho của nhà sản xuất tới nơi tiêu thụ.

- Warehousing, Storage - Lưu kho, lưu bãi hàng hóa: tại kho, bãi trong khi chờ làm thủ tục xuất nhập hàng hóa.

- Handling - Xếp dỡ hàng hóa: Xếp dỡ vào container hoặc bốc xếp thẳng lên xe tải, tàu hỏa, tàu thủy hay máy bay để vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

- Forwarding - Giải quyết các thủ tục và giấy tờ cần thiết liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa.

- Custom Declaration - Khai báo hải quan: Khai báo các giấy tờ cần thiết theo quy định của pháp luật, nộp thuế và các lệ phí khác.

- Inspection - Kiểm duyệt hàng hóa: Tiến hàng kiểm tra để đảm báo số lượng và chất lượng của hàng hóa không vi phạm các quy định của nhà nước.

Cơ hội nào cho sinh viên Logistics?

/upload/images/khoa-du-lich-va-thuong-mai/335407203-926760848516266-8295892263704009141-n.jpg

Những gạch đầu dòng phía trên có thể phần nào nói lên sự đa dạng của ngành nghề này. Khi ra trường, các bạn sinh viên có thể lựa chọn một trong những hoạt động kể trên để có thể phát triển sự nghiệp. Ví dụ, bạn thích đi đây đi đó, thích được giao tiếp cùng với mọi người, hãy đến với phòng Khai báo hải quan, vì tại đây sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, bạn sẽ được đi khắp nơi để xin dấu, thậm chí là tới cả những cảng biển để có thể hoàn thành thủ tục xuất nhập khẩu. Nếu bạn là người có duyên với những con số, muốn được gắn bó cùng những con số thì có thể thử cảm giác thực hiện nghiệp vụ Kho bãi, bạn sẽ có thể đếm số hàng hóa, quét những mã barcode đầy số dài dằng dặc. Hoặc bạn được sinh ra với khả năng địa lý – ngoại ngữ, muốn được tiếp cận với những nền văn minh khác trên thế giới, hãy trở thành 1 Forwarder; nghiên cứu hành trình vận chuyển hay chọn ra Đại lý uy tín ở các nước có khả năng phát triển kinh tế…

Tóm lại, chúng ta có thể thấy được Logistics là một ngành nghể đã, đang và sẽ trở thành trọng điểm của đất nước ta, thậm chí có thể gọi là “Thị trường tương lai”. Hãy nắm bắt cơ hội ngay từ thời điểm bây giờ!

Các bài viết khác

(024) 6292 8282
(024) 6292 8282 089 983 3579