Khoa Du lịch - Dịch vụ
Giữ gìn bản sắc văn hóa trong lĩnh vực du lịch
Mặc dù sử dụng các sản phẩm sao chép lối văn hóa, công trình kiến trúc của một số nước khác có thể góp phần thúc đẩy nhu cầu du lịch trong ngắn hạn nhưng về lâu dài một nền du lịch muốn phát triển bền vững chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở bản sắc văn hóa của dân tộc.
Hình ảnh về những chiếc cổng thiên đường của vùng đất Bali (Indonesia) đã mê hoặc nhiều người. Nhưng bây giờ, không cần đến Bali, ngay tại Việt Nam, mọi người cũng có thể check-in tại "cổng thiên đường" ở các khu du lịch tại Sa Pa (Lào Cai) hay Tam Ðảo (Vĩnh Phúc), Ðà Lạt (Lâm Ðồng)...
Câu chuyện tương tự ngày càng phổ biến tại nhiều khu du lịch và có thể thấy hầu như các sản phẩm du lịch nào thu hút công chúng lập tức sẽ sớm có bản sao. Riêng ở Ðà Lạt (Lâm Ðồng) hiện có hẳn hai "Cầu Vàng" mô phỏng chiếc Cầu Vàng nổi tiếng ở Ðà Nẵng với quy mô nhỏ hơn. Nhật Bản nổi tiếng với hình ảnh những chiếc cổng Torii, thì bây giờ, các khu du lịch lớn ở khắp Việt Nam đều thi nhau mời gọi khách chụp hình đẹp "không góc chết" ở chính chiếc cổng Torii "phiên bản Việt". Tại thị trấn Sa Pa bên cạnh "cổng thiên đường" cũng hăng hái bê nguyên "cổng Torii" của Nhật Bản về để làm du lịch.
Những biểu tượng văn hóa của các quốc gia luôn có lịch sử ra đời, gắn với những lớp lang văn hóa. Nhưng việc copy các biểu tượng này hiện ở một số điểm du lịch không còn đơn giản là giới thiệu sự mới lạ hoặc dừng ở những kiến trúc hay những biểu tượng văn hóa nhỏ lẻ phục vụ cho nhu cầu... chụp ảnh của khách du lịch mà đang nguy cơ trở nên quá đà khi được thực hiện ở quy mô lớn bằng việc mô phỏng, sao chép, hay thu nhỏ cả một không gian kiến trúc.
Trên thực tế, khi mới ra đời, không ít sản phẩm sao chép đã thu hút khá đông khách du lịch. Nhiều người cho rằng khi chưa có điều kiện đi Ðà Nẵng để "check-in" Cầu Vàng, thì chụp "tạm" vài tấm hình "Cầu Vàng" phiên bản nhái để khoe với bạn bè cũng không sao. Hoặc ghé thăm "cổng thiên đường", "cổng Torii" hay "làng Pháp", "Venice thu nhỏ"… phiên bản nhái để chụp vài tấm hình. Nhu cầu này khiến các khu du lịch đua nhau xây dựng sản phẩm, quảng bá việc sao chép để hút khách.
Tuy nhiên, về lâu dài nhiều ý kiến cho rằng, việc làm du lịch kiểu "đạo", "nhái" văn hóa rất dễ nguy cơ đem đến hậu quả khôn lường.
Việc copy các biểu tượng này hiện ở một số điểm du lịch không còn đơn giản là giới thiệu sự mới lạ hoặc dừng ở những kiến trúc hay những biểu tượng văn hóa nhỏ lẻ phục vụ cho nhu cầu... chụp ảnh của khách du lịch mà đang nguy cơ trở nên quá đà khi được thực hiện ở quy mô lớn bằng việc mô phỏng, sao chép, hay thu nhỏ cả một không gian kiến trúc.
Trước hết, trong bất kỳ hoạt động du lịch nào, phần đông khách du lịch luôn muốn có những trải nghiệm mới mẻ và được khám phá về vùng đất, quốc gia mà họ ghé thăm ở các khía cạnh: phong tục tập quán, tín ngưỡng, các lễ hội truyền thống, di tích lịch sử, những kiến trúc, nghệ thuật trình diễn, ẩm thực, sản phẩm thủ công mỹ nghệ và các sản phẩm văn hóa khác... Những trải nghiệm mà khách du lịch hướng đến là sự khác biệt về văn hóa. Bản sắc văn hóa của các vùng miền, các dân tộc, các quốc gia chính là điều tạo nên sức hấp dẫn với khách du lịch đến từ vùng miền, hay quốc gia khác.
Ở Việt Nam, không ít địa phương đã thành công với việc khai thác chất liệu văn hóa, nhất là văn hóa truyền thống làm nền tảng thu hút khách du lịch. Chẳng hạn, tại Hà Nội, lực hút đối với khách du lịch là hệ thống di tích, di sản dày đặc, nổi bật như Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu-Quốc Tử Giám... hay phố cổ, làng cổ, làng nghề.
Bản sắc văn hóa của các vùng miền, các dân tộc, các quốc gia chính là điều tạo nên sức hấp dẫn với khách du lịch đến từ vùng miền, hay quốc gia khác.
Việc đề cao yếu tố ngoại trong sản phẩm du lịch nội còn khiến văn hóa bản địa trở nên yếu thế, có nguy cơ phai nhạt. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc là quan điểm xuyên suốt trong đường lối lãnh đạo của Ðảng. Trong bối cảnh "thế giới phẳng", nguy cơ văn hóa bản địa bị lấn át bởi văn hóa ngoại lai ngày càng cao, nếu chúng ta không có ý thức bảo tồn, phát huy thì thậm chí văn hóa Việt có thể phải đối mặt với nguy cơ phai nhạt, mất bản sắc trên đất nước chúng ta. Chú trọng phát triển du lịch văn hóa bằng các đặc trưng văn hóa bản địa không chỉ góp phần giúp quảng bá văn hóa truyền thống của đất nước, tăng cường sức mạnh mềm văn hóa, mà du lịch văn hóa còn quay trở lại phục vụ cho công tác bảo
Tình trạng sao chép các yếu tố văn hóa của địa phương, quốc gia khác ở một số điểm tham quan hiện nay còn nguy cơ làm mất tính sáng tạo trong xây dựng sản phẩm du lịch. Chính những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, hay cảnh quan thiên nhiên mới là tài nguyên để thu hút khách du lịch, do đó phải được quan tâm chú trọng và xây dựng thành những sản phẩm du lịch.
Ngoài ra, để xây dựng được sản phẩm độc đáo, hấp dẫn khách du lịch còn cần cả một quá trình, từ nắm bắt nhu cầu thị trường, cho đến công tác tổ chức, khả năng "khai thác" các tài nguyên, mức độ can thiệp của bàn tay con người vào các tài nguyên, nội dung hướng dẫn khách du lịch tìm hiểu, trải nghiệm...
Việc sao chép hoặc phụ thuộc vào các yếu tố sẵn có của các địa phương, quốc gia khác ngoài nguy cơ khiến văn hóa bản địa bị "bỏ quên", còn đồng thời làm mất đi tính sáng tạo, sự phát triển bền vững..., vốn là những yếu tố rất cần thiết đối với các doanh nghiệp du lịch.
Ðồng thời, cần có những giải pháp để hạn chế tình trạng đầu tư những khu du lịch lớn, nhưng chủ đầu tư lại "nhập khẩu" các văn hóa ngoại lai. Ngăn chặn việc sao chép, quá đề cao yếu tố ngoại, "bỏ quên" bản sắc... chính là biện pháp giữ gìn, phát huy văn hóa dân tộc