Khoa Ngôn ngữ Trung Quốc
Khám phá ẩm thực Trung Hoa với các món ăn được ưa chuộng nhất
Có số điểm 4.49 ở vị trí số 3, Trung Quốc được đánh giá là một trong mười quốc gia có nền ẩm thực hàng đầu thế giới. Mỗi vùng miền, khu vực đều có những đặc sản và dấu ấn đặc sắc riêng, do đó khi kết hợp lại vô cùng hài hòa tạo nên những màu sắc, hương vị phong phú có sức ảnh hưởng lớn đến nền ẩm thực châu Á. Dân gian có câu: “ Người Trung Quốc không những nấu và phục vụ mọi thứ, họ còn biến chúng thành những món ăn thơm ngon”.
Sau đây chúng ta cùng điểm lại Top 10 ẩm thực Trung Hoa nổi tiếng nội địa Trung Quốc và trên toàn thế giới:
- Vịt quay Bắc Kinh (Peking Duck)
Ẩm thực Trung Quốc, đặc biệt là ở Bắc Kinh. Món ăn này có lịch sử lâu đời, xuất hiện từ thời nhà Nguyên (thế kỷ 13-14) và được coi là món ăn dành cho hoàng gia trong suốt nhiều triều đại. Món ăn biểu tượng của thủ đô Bắc Kinh, nổi bật với lớp da giòn, thịt mềm và được ăn kèm với bánh tráng, dưa leo, hành lá, và sốt đậu ngọt. Quy trình chế biến cầu kỳ: Vịt được làm sạch, tẩm ướp gia vị, rồi được bơm căng dưới da để tách lớp da và thịt. Sau đó, vịt được phơi khô và quay trên lửa lớn từ than củi cho đến khi da vịt trở nên giòn.
Vịt quay Bắc Kinh ngon lừng danh Thế Giới
- Đậu phụ Ma Bà (Mapo Tofu)
Đậu phụ Ma Bà (Mapo Tofu) là một món ăn nổi tiếng của ẩm thực Tứ Xuyên, nổi bật với hương vị cay nồng và tê lưỡi đặc trưng. Món ăn này đã trở thành một biểu tượng của vùng đất Tứ Xuyên, nơi nổi tiếng với cách sử dụng ớt và tiêu Tứ Xuyên để tạo ra những hương vị độc đáo.
Món Đậu phụ Ma Bà xuất hiện từ thế kỷ 19, trong một quán ăn nhỏ tại Thành Đô (thủ phủ của Tứ Xuyên). "Ma Bà" trong tên gọi có nghĩa là "bà già rỗ mặt", được cho là biệt danh của người phụ nữ sáng tạo ra món ăn này.
- Xiaolongbao (Bánh bao Thượng Hải)
Bánh bao Thượng Hải (Xiaolongbao) là món bánh bao nổi tiếng của Thượng Hải,
Bánh bao hấp nhân thịt heo, nổi bật với phần nước dùng bên trong nhân bánh. Khi ăn phải cắn nhẹ để nước dùng thơm ngon tràn ra.
Đặc điểm nổi bật:
Vỏ bánh mỏng: Vỏ bánh được làm từ bột mì, cán rất mỏng nhưng vẫn đủ dai để không bị rách khi hấp. Nhân thịt và nước dùng: Nhân bánh bao thường là thịt heo xay nhuyễn, được trộn với gia vị và nước dùng gelatin. Khi hấp, gelatin tan chảy thành nước dùng, tạo ra phần nước sốt bên trong bánh bao. Cách ăn đặc biệt: Khi ăn Xiaolongbao, người ta thường cắn nhẹ lớp vỏ để húp phần nước dùng nóng hổi trước, sau đó mới ăn cả vỏ và nhân.
- Lẩu Tứ Xuyên (Sichuan Hotpot)
Lẩu Tứ Xuyên là món ăn có truyền thống lâu đời của nền ẩm thực Trung Hoa. Có hương vị thơm ngon do được kết hợp từ nhiều nguyên liệu, khi du nhập vào Việt Nam, món ăn này đã chiếm trọn tình cảm của thực khách. Món lẩu nổi tiếng với hương vị cay nồng từ tiêu và ớt Tứ Xuyên. Người ăn sẽ nhúng các loại thịt, rau và nấm vào nồi lẩu sôi.
- Sủi cảo
Sủi cảo (còn gọi là bánh Chẻo hay là giảo tử ( bánh xếp miếng) trùng âm với “jiao zi” (giao tử) là dành riêng cho giờ giao thừa), được xem là một phần trong nền văn hóa ẩm thực Trung Hoa. Vào thời Hán, thức ăn chế biến từ bột mì rất được chú trọng. Các món mì ra đời rất nhiều vào thời kỳ này, sủi cảo cũng được chế biến thời kỳ này, tiền thân của sủi cảo là vằn thắn, lấy bột mì gói nhân thịt làm thành hình tròn đem luộc. Về sau có người thay đổi hình tròn vằn thắn thành hình mặt trăng non, gọi là ”phấn giảo”, người miền Bắc gọi thành ”giao tử” tức Sủi cảo. (Jiaozi)
Loại bánh bao truyền thống, nhân thường gồm thịt heo, tôm, rau củ, được hấp hoặc chiên, phổ biến trong các dịp lễ Tết.
- Mì trường thọ (Longevity Noodles)
Không chỉ là một món ăn ngon, mì trường thọ còn đóng một vai trò rất quan trọng trong văn hóa của người Trung Quốc. Cách đây từ 300 năm trước, mì trường thọ ở Trung Quốc đã ra đời tại làng Nam Sơn, tỉnh Chiết Giang. Vào triều đại nhà Đường, thực phẩm trở nên rất khan hiếm. Khi đó vợ của hoàng đế Đường Minh Hoàng đã dùng một chiếc khăn tay của mình để đổi lấy một bát mì tặng cho chồng vào ngày sinh nhật.
Từ đó món mì này được gọi là mì trường thọ. Giống tên gọi, mì trường thọ của Trung Quốc tượng trưng cho lời chúc về sức khỏe và sống thọ đầu năm mới. Tuổi thọ là một trong nhưng điều được trân trọng nhất trong văn hóa Trung Hoa. Và từ xưa, người dân nước này đã có quan niệm sợi mì kéo càng dài được xem là biểu tượng cho sự mạnh khoẻ, tuổi thọ ngày càng cao.
- Cơm chiên Dương Châu (Yangzhou Fried Rice)
Món cơm chiên nổi tiếng với nguyên liệu đa dạng như trứng, tôm, thịt lợn, đậu Hà Lan và cà rốt, tạo ra món ăn ngon miệng và đầy màu sắc.
- Thịt kho Đông Pha (Dongpo Pork)
Đây là một món ăn trứ danh của ẩm thực Trung Hoa được đặt tên theo nhà thơ, thi pháp và học giả nổi tiếng Tô Đông Pha của Triều đại Bắc Tống. Khi ông giữ chức quan điều tiết nước ở Hàng Châu được người dân yêu quý đem thịt heo biếu ông.
Ông dùng số thịt đó làm món ăn tặng lại cho dân chúng. Mùi hương đậm đà được lưu giữ mãi về sau trở thành món ăn truyền thống của người Hàng Châu.
Những món ăn này không chỉ ngon miệng mà còn thể hiện triết lý cân bằng trong ẩm thực, từ ngũ vị (ngọt, mặn, chua, cay, đắng) cho đến sự hòa quyện giữa thành phần tự nhiên. Bên cạnh đó, văn hóa ăn uống của Trung Quốc cũng nhấn mạnh tính cộng đồng, sự ấm cúng và đoàn kết qua những bữa ăn quây quần.
Tóm lại, ẩm thực Trung Quốc không chỉ làm say lòng thực khách bằng hương vị mà còn là cánh cửa để khám phá văn hóa, lịch sử và tinh hoa của một nền văn minh rực rỡ.