Kinh kịch của Trung Quốc - nghệ thuật biểu diễn đầy màu sắc văn hóa

A, Kinh kịch là một nghệ thuật biểu diễn của Trung Quốc bắt nguồn từ Bắc Kinh

Kinh kịch (京劇/京剧) hay kinh hí (京戲/京戏), là thể loại hí kịch hình thành và phát triển mạnh tại Bắc Kinh vào thời vua Càn Long của nhà Thanh, có ảnh hưởng nhất ở Trung Quốc và được mệnh danh là “Quốc kịch”. Kinh kịch thường thể hiện các đề tài về lịch sử và đấu tranh, phần lớn các câu chuyện lấy từ lịch sử và tiểu thuyết. Bốn thủ pháp nghệ thuật được biểu diễn trong Kinh kịch là hát, đọc, diễn, đánh, là một môn nghệ thuật mang tính tổng hợp cao, có hát, có múa, có đối thoại, có đánh võ, có các động tác mang tính tượng trưng.

 

Kinh kịch được mệnh danh là “Quốc kịch” của Trung Quốc

Các diễn viên trên sân khấu Kinh kịch không xuất hiện với diện mạo vốn có của mình, mà hóa trang theo giới tính, tính cách, tuổi tác, nghề nghiệp và địa vị của vai diễn mình đóng. Các vai diễn trên sân khấu được chia thành bốn loại: Sinh, Đán, Tịnh, Sửu. “Sinh” là cách gọi chung cho các vai nam, chia thành lão sinh, võ sinh, tiểu sinh; “Đán” là cách gọi chung của các vai nữ, chia thành thanh y (chính đán), hoa đán, khuê môn đán, đao mã đán, võ đán, thái đán, lão đán; “Tịnh” còn gọi là “hoa kiểm”, thường đóng các vai nam có tính cách, phẩm chất hoặc ngoại hình khác thường, có giọng hát lớn và phong cách thô bạo, được chia thành chính tịnh, giá tử hoa, võ nhị hoa, suất đả hoa, dầu hoa; “Sửu” là các vai hài, thường bôi bột trắng lên sống mũi, chia thành văn sửu, võ sửu. Sự trung thành, cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác, danh dự và sự thấp kém của các nhân vật có thể được thể hiện thông qua việc hóa trang trên khuôn mặt của từng vai diễn. Mỗi một vai đều có những cách biểu diễn riêng, có đặc điểm riêng về kỹ năng hát, đọc, diễn, đánh.

 

Bốn vai sinh, đán, tịnh, sửu trong Kinh kịch thể hiện tính cách, thân phận, địa vị của các nhân vật 

Kể từ khi Trung Quốc cải cách và mở cửa, Kinh kịch đã có bước phát triển mới. Đặc biệt, nó đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ chính phủ Trung Quốc vì là một loại hình nghệ thuật truyền thống. Ngày nay, Nhà hát lớn Trường An ở Bắc Kinh vẫn thường tổ chức biểu diễn các vở Kinh kịch và Cuộc thi Kinh kịch nghiệp dư quốc tế được tổ chức hằng năm cũng thu hút những người yêu Kinh kịch từ khắp nơi trên thế giới. Đây còn là một loại hình nghệ thuật biểu diễn của Trung Quốc được dành riêng trong giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và nước ngoài.

B – Ý NGHĨA MÀU SẮC MẶT NẠ KINH KỊCH

Nếu bạn từng xem Kinh kịch chắc rất có ấn tượng đối với các thứ màu tô lên mặt các diễn viên thành mặt nạ. Và những mặt nạ đó không phải chỉ tô cho đẹp đâu nhé, mỗi màu sắc còn tượng trưng cho tính cách, đặc điểm, vận mệnh và vai diễn của từng nhân vật trong vở kịch đó.

Màu đỏ 红色: thường thể hiện sự trung thành và chủ nghĩa anh hùng, chủ yếu là các nhân vật chính diện, ví dụ: Quan Công

Màu đen 黑色: thường dùng cho những nhân vật chính trực, có lòng vị tha, ví dụ: Bao Công


Màu trắng 白色: tượng trưng cho những nhân vật nham hiểm, đa nghi, gian dối, bay bổng, uy nghiêm như Tào Tháo

 


Màu vàng 黄色: đại diện cho những nhân vật dũng cảm và hung dữ như Cơ Liêu


Màu xanh lá 绿色: thường là những nhân vật ngoan cường, cáu kỉnh như Chu Ôn


Màu xanh biển 蓝色: thường là những nhân vật dũng cảm, mạnh mẽ và mưu lược, ví dụ Đậu Nhĩ Đôn

                         

 

 

Các bài viết khác

(024) 6292 8282
(024) 6292 8282 089 983 3579