Khoa Du lịch - Thương mại
Tại sao nên học ngành Thương mại điện tử?
Giới thiệu chung
Thương mại điện tử (E-Commerce) là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến.
Thương mại điện tử là xu hướng của thời đại toàn cầu hóa, đây là lĩnh vực tiềm năng để các doanh nghiệp vừa và nhỏ sinh lợi và phát triển, cơ hội cho những ai muốn khởi nghiệp kinh doanh theo mô hình mới.
Mô hình kinh doanh Thương mại điện tử được xem như một trong những giải pháp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.
Top 3 công ty thương mại điện tử hàng đầu:
- Thế giới: Amazon, Ebay, Alibaba.
- Việt Nam: Lazada, Tiki, Adayroi.
Top 3 doanh nhân tỷ phú thành công nhờ thương mại điện tử:
Doanh số từ Thương mại điện tử đang chứng minh đây là lĩnh vực kinh doanh có triển vọng tăng trưởng toàn cầu dài hạn. Theo báo cáo chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam (EBI) 2017, tổng giá trị giao dịch Thương mại điện tử trong năm 2016 trên thế giới đã vượt 1.000 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng trường ở mức 17% mỗi năm. Bên cạnh đó thương mại trên nền tảng thiết bị di động đang dần phát triển mạnh mẽ đạt được trên 20% doanh thu Thương mại điện tử.
Dự đoán trong 10 năm sắp tới xu hướng mua sắm trên các nền tảng Thương mại điện tử sẽ phát triển mạnh mẽ thay thế dần các mô hình kinh doanh truyền thống.
Ngành Thương mại điện tử đào tạo những gì?
Ngành học Thương mại điện tử là sự giao thoa giữa ngành kinh doanh và công nghệ thông tin. Sinh viên trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội (FTC) được trang bị nhóm kiến thức sau:
- Phát triển tư duy sáng tạo, định hướng kinh doanh, lên ý tưởng khởi nghiệp
- Khả năng tự phát triển ý tưởng kinh doanh Thương mại điện tử trên nền tảng website, thiết bị di động (IOS, Android)
- Tiếp thị trực tuyến, tiếp thị nội dung trên nền tảng Facebook, Email, Youtube,…
- Quản trị đơn hàng, bán hàng, quản trị doanh nghiệp, quản trị nhân lực,…
- Phát triển hệ thống và chăm sóc khách hàng, nhà cung cấp.
Ngành Thương mại điện tử của FTC đào tạo sinh viên đạt 03 kỹ năng chuyên nghiệp để thích ứng với thay đổi của thị trường
- Đào tạo các kỹ năng “thực chiến” trong lĩnh vực Thương mại điện tử
Người học Thương mại điện tử sẽ được đào tạo như một chuyên gia trong Thương mại điện tử. Về kiến thức: không chỉ tập trung vào các mảng nhỏ trong bài toán kinh doanh mà sẽ bao quát tất cả những khía cạnh trong Thương mại điện tử như: tiếp thị sản phẩm, chuỗi cung ứng, định giá và quản lý lợi nhuận, bán hàng, dịch vụ khách hàng. Sau tất cả, chính là cách suy nghĩ và quản trị một công ty Thương mại điện tử.
Đây là lý do mà ngày càng nhiều nhà tuyển dụng ưu tiên tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử.
- Đào tạo các kỹ năng “thấu hiểu” khách hàng
Hiểu được khách hàng, xem khách hàng như trung tâm luôn là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của bạn. Người học sẽ được đào tạo các kỹ năng quan sát và ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng ra các mô hình, khai phá các mối liên hệ giữa hành vi mua sắm của người tiêu dùng và hành vi xã hội của họ.
Đây là những kỹ năng xuất sắc trong nghệ thuật tiếp thị để xây dựng sớm trong sự nghiệp.
- Đào tạo kỹ năng giúp người học “tạo ra khác biệt” để thành công
Kiến thức về Thương mại điện tử rất cần thiết cho bất cứ ai, các bạn có thể tự thành lập công ty, tạo ra những mô hình kinh doanh tinh gọn với chi phí thấp, hiệu quả cao phù hợp với nguồn vốn của mình. Biến sở thích của bạn thành nguồn thu nhập bổ sung. Tự quảng bá cho một sản phẩm của mình hoặc giúp hỗ trợ xây dựng các mô hình kinh doanh online cho gia đình, người thân.
Kiến thức và kỹ năng được đào tạo về Thương mại điện tử sẽ tạo ra sự khác biệt trong sự nghiệp và đem đến thành công cho bạn.
Sinh viên tốt nghiệp sẽ làm việc ở các vị trí công việc nào?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử có thể làm việc ở các doanh nghiệp trong nước và quốc tế tại các vị trí:
- Chuyên viên kinh doanh trực tuyến: ứng dụng Thương mại điện tử vào công việc kinh doanh trực tuyến, tăng hiệu quả kinh doanh.
- Chuyên viên tư vấn: Hoạch định chính sách phát triển hệ thống Thương mại điện tử, xây dựng và bảo trì các dự án Thương mại điện tử, chiến lược Quản trị doanh nghiệp thương mại điện tử.
- Chuyên viên Thương mại điện tử: xây dựng các hệ thống giao dịch Thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến tại cơ quan và doanh nghiệp (hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng…).
- Giảng dạy đào tạo: Cán bộ giảng dạy nghiên cứu và ứng dụng Thương mại điện tử.
- Khởi nghiệp doanh nhân: xây dựng kế hoạch kinh doanh để biến ý tưởng thành hiện thực.../.