Khoa Ngôn ngữ Trung Quốc
Trâm Cài Tóc - Tinh Hoa Thời Trang Ngàn Đời Trung Hoa
- Sơ lược về trâm cài tóc của Trung Quốc
- Trâm cài tóc (发簪 /fāzān/) còn có tên gọi khác như 簪 /zān/, 簪子 /zānzi/, 冠簪 /guānzān/ là trang sức dùng để cố định tóc hoặc mũ mão (dùng cho quan lại thời xưa)
- Chất liệu làm nên trâm cài tóc Trung Quốc ngoài vật liệu thuộc kim loại, cành cây thì còn có những chiếc trâm được chế tác từ các chất liệu như gỗ, ngọc thạch, đồi mồi, gốm sứ, xương, răng, vàng, bạc, đồng, ...
- Hiện nay, trâm cài tóc đã trở thành một cái tên rất cổ xưa, nhưng chúng ta vẫn luôn bị thuyết phục bởi hiệu ứng tinh xảo mà chúng điểm xuyết khi xem những bộ phim cổ trang Trung Quốc.
- Kiểu dáng của trâm cài tóc Trung Quốc
- Trâm cài tóc thời xưa kiểu dáng rất đa dạng, chỉ xét trên phương diện nguyên liệu, trâm cài sẽ có các loại như trâm cài làm từ xương, đá, sứ, vỏ trai, trúc, gỗ, ngọc, đồng, vàng, ngà voi, sừng bò, đồi mồi, ...
- Trâm cài kiểu dáng phong phú đa dạng, sự khác nhau chủ yếu được nhận biết qua phần đầu của trâm cài. Hình thái phần đầu muôn hình vạn trạng, lấy cảm hứng từ hoa cỏ chim chóc, muôn loài trong tự nhiên. Trâm cài lấy cảm hứng từ hoa ví dụ như hoa mai, hoa sen, hoa cúc, hoa đào, mẫu đơn, phù dung, ...
- Trâm cài tóc Trung Quốc qua từng triều đại lịch sử
Trâm cài tóc là trang sức truyền thống và có lịch sử hàng nghìn năm, bắt nguồn từ thời nhà Thương và Chu của Trung Quốc. Ban đầu, trâm cài tóc chủ yếu dùng để cố định tóc nhưng trôi theo dòng chảy của thời gian, trâm cài tóc dần dần trở thành một loại trang sức quan trọng, mang đậm ý nghĩa tượng trưng và đặc trưng văn hóa của dân tộc Trung Hoa.
- Thuở ban sơ, trâm cài tóc đương nhiên sẽ không mang dáng vẻ như những chiếc kẹp tóc hiện đại mà chúng ta thấy, mà thời đó, kẹp tóc được làm ra từ cành trúc hoặc cành cây loại tương tự. Cho đến sau này, chính bởi quan niệm về cái đẹp dần tiến bộ, con người bắt đầu sử dụng những nguyên liệu như xương, ngọc ... chế tác thô sơ thành lược và các mão quan đội đầu. Tuy khái niệm cái đẹp phát triển theo thời gian nhưng trâm cài tóc vẫn mang tính ứng dụng cao là chính, chỉ cần cố định được tóc, không để ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày là đạt, không có tính tham khảo cao nếu xét về mặt thẩm mỹ.
- Thời nhà Hạ – Thương – Chu: Trâm cài tóc bắt đầu xuất hiện nhưng chủ yếu mang tính ứng dụng cao. Các loại trâm cài được chế tác từ vàng, ngọc, gỗ đều có đủ. Trong đó, trâm cài từ vàng là loại thường gặp nhất, về cơ bản, chúng có hình nón hoặc hình móng ngựa và được cài trên tóc phụ nữ quý tộc. Thời điểm đó, trâm cài vừa có thể cài tóc vừa có thể dùng như trang sức làm đẹp, vì vậy trâm cài làm từ vàng rất được lòng các cô gái ở thời đó.
- Thời Hán: ở thời điểm này, trâm cài từ vàng đã được sự dụng rộng rãi hơn. Thời Tây Hán, người ta sử dụng vàng bạc chế tác ra trâm cài, được gọi là 钿子 /diàn zǐ/ (điền tử). Thời nhà Hán, người ta sử dụng sợi đồng hoặc những nguyên liệu khác để chế tạo trâm cái tóc. Phụ nữ thời Hán cũng rất thích búi tóc cài trâm. Họ búi tóc cao, cài trâm cài cố định búi tóc. Vì vậy, bắt đầu từ thời Hán, trâm cài được gọi là 栉/zhì/ (trất). Ngoại trừ những loại trên, thời nhà Hán còn xuất hiện nhiều loại khác như 步摇、簪钗 ...
- Nhà Đường: ở thời điểm này, trâm cài tóc đã có sự phát triển về cả hình thái và thẩm mỹ vì đã kế thừa kỹ thuật chế tác của thời Tần Hán đồng thời trải qua quá trình dung hợp của các triều đại Nam Bắc, nghệ thuật chế tác trâm cài tóc ngày càng hoàn thiện hơn. Thời Đường có thể nói là thời kỳ thịnh thế của trâm cài tóc. Bất kể là trong dân gian hay cung đình, mạng lưới phổ biến của trâm cài tóc luôn luôn rất cao. Trâm cài thời này được chia thành 3 loại: 簪 trâm, 钗 thoa, 步摇 bộ dao . Nữ giới sẽ vấn tóc và cài lên chiếc trâm tinh xảo, độc đáo theo chiều nghiêng, mang đậm vẻ phong tình vạn chủng, nếu như cài lên hai đến ba cây trâm theo cách thức tương tự thì đó lại càng thể hiện phong thái hơn người. Trâm cài tóc luôn là lựa chọn hàng đầu để nam giới bày tỏ tấm lòng, nữ tử lại coi đó là tín vật định tình cho một mối lương duyên. Hình ảnh người phụ nữ trong các bức tranh Đôn Hoàng thời nhà Đường đều mang dáng vẻ cài trâm cài hoa trên tóc. Dù là trong tất cả các bức tranh thuộc về triều đại nhà Đường cũng đều khắc họa rõ nét hình ảnh người phụ nữ yểu điệu thanh thoát cài trâm trên tóc.
- Thời Tống – Nguyên: ở thời điểm này, kỹ thuật chế tác trâm cài từ vàng bạc đã đạt đến đỉnh cao. Hoa văn và đường nét phong phú hơn, đa dạng hơn. Ngoài mượn hình ảnh long phượng hoặc hổ truyền thống, trâm cài ở thời đại này còn được lồng ghép hình ảnh sống động trong sinh hoạt như hình ảnh quả lựu, hồ lô, mẫu đơn, ong bướm, ...
- Triều đại nhà Minh: Đến thời Minh – Thanh, kiểu cách trâm cài kế thừa từ triều nhà Hán Đường thời trước nhưng công phu chế tác càng tỉ mỉ hơn. Từ góc độ nguyên liệu chế tác, trâm cài tóc ở thời Minh có một số loại như sau, bên cạnh đó cách thức sử dụng cũng như đối tượng sử dụng của từng loại cũng không hề giống nhau. Đầu tiên phải kể đến trâm phượng 凤簪, đúng như tên gọi, người phụ nữ có tư cách cài lên tóc chiếc trâm này ắt hẳn địa vị xã hội không tầm thường, đa số sẽ là hoàng hậu hoặc thái hậu, ngay cả các con cháu hoàng tộc hoặc phi tần hậu cung cũng không có tư cách sử dụng trâm phượng; kiểu dáng của trâm phượng cũng rất đặc biệt, có thể thấy trâm phượng lấy hình ảnh phượng hoàng làm chủ thể, điểm xuyết thêm ngọc trai và bảo thạch quý giá. Loại thứ 2 là loại được cài ở tóc mai hai bên của người con gái thời xưa 掩鬓簪, nói chung, diện tích tiếp xúc của loại trâm cài này không quá lớn nhưng kỹ thuật chế tác rất tinh xảo, cũng với đó loại trâm này kiểu dáng muôn màu muôn vẻ. Chính vì vậy, để làm ra được loại trâm này, yêu cầu chuyên môn với công nhân chế tác rất cao. Loại thứ 3 mang tên phân tâm 分心簪. Loại trâm này khiến cho khí chất của người phụ nữ trở nên chững chạc và nghiêm khắc hơn nên đối tượng sử dụng thường là người phụ nữ tương đối lớn tuổi (trong gia đình tượng trưng cho địa vị rất cao của người phụ nữ) hoặc các mệnh phụ phu nhân có địa vị cao trong chốn triều đường. Loại thứ tư được sử dụng cài trên đỉnh tóc 顶簪, phù hợp với người phụ nữ trung niên, tác dụng chỉ dừng ở phương diện thẩm mỹ. Loại thứ 5 là trâm khiêu tâm 挑心簪, sở dĩ có tên như vậy bởi cách thức cài trâm này sẽ dựa theo cấu trúc chữ 挑 , phần chân của loại trâm này thường ngắn, phần đầu rộng, hình vòng cung. Loại thứ 6 là trâm đầu tròn 圆头簪, phần đầu của loại trâm này được thiết kế dạng bán nguyệt, giống với hình ảnh phần đầu cây nấm nên được lấy tên là trâm đầu tròn, phần đầu tròn của trâm được thiết kế khá to, phần thân giống thân búa. Có 2 cách cài loại trâm này, khi đội mão quan hoặc búi tóc sẽ cài hai bên theo hình thức đối xứng hoặc đôi khi cũng cài đơn một chiếc. Loại thứ 7 là trâm đầu hoa 花头簪, phần đầu của loại trâm này có hình hoa mai, mẫu đơn, hoa sen, ... và tương đối nhỏ, phần thân búa. Loại thứ 8 là trâm cài tóc mai 鬓钗. Loại trâm này có dáng dài, phần đầu và phần thân nối liền một thể, hai đầu mỗi bên chiếm một nửa độ dài trâm. Loại trâm này có thể dùng đơn hoặc theo cặp, nếu dùng theo cặp thường cài vào phần dưới búi tóc hoặc mão quan, nếu dùng đơn sẽ được cài vào búi tóc. Loại thứ 9 là trâm Nhĩ Oạt 耳挖簪, phần đầu của trâm tương tự như dụng cụ làm sạch tai, phần thân trâm hình trụ, tương đối nhỏ, độ dài thường là 10cm, dùng đơn hoặc đôi đều được.
- Thời nhà Thanh: Trâm cài tóc thời nhà Thanh thiên về phong cách tối giản, cho đến thời dân quốc vẫn còn rất thịnh hành, có tên Nhĩ Oạt 耳挖簪. Loại trâm này xét về hình thức tương đối giống dụng cụ làm sạch tai, nhưng nó không chỉ có tác dụng về mặt thẩm mỹ mà còn có tính ứng dụng rất cao. Có người trực tiếp sử dụng nó làm sạch tai hoặc xỉa răng. Đối với những cô gái có xuất thân từ những gia đình có gia thế hiển hách, họ rất bỏ công sức vào chiếc trâm của chính mình (ví dụ khi chế tác sẽ khảm thêm đá quý bảo thạch làm nổi bật địa vị của bản thân). Ngoài ra còn có 1 loại trâm cài có tên Tượng Sinh 象生簪. Từ hình thức có thể thấy loại trâm này mô phỏng lại hình ảnh các loài động vật trong tự nhiên, thường là chim, hồ điệp, hoa, côn trùng, ... Tính đến thời điểm đó, loại trâm này đã được chế tác với công phu tinh xảo bậc nhất, hơn nữa trâm cài chế tác ra cùng với sinh vật thật giống đến kinh ngạc, có thể nói đó là sống động như thật. Loại tiếp theo là trâm phỉ thúy.Loại này ở thời Minh – Thanh rất được ưa chuộng, nguyên liệu chế tác đều là ngọc trong suốt, chưa để đến ở thời đó, ngọc tự nhiên là giá trên trời. Hơn nữa, ngọc rất dễ nứt vỡ nên yêu cầu về kĩ thuật càng khắt khe hơn nữa. Đối với chốn hậu cung, trang sức của phi tần đều được trích từ phúc lợi của hoàng đế, vậy nên chỉ khi có được sự sủng ái của hoàng đế thì họ mới có thể nhận được càng nhiều trân bảo. Những thứ này đôi khi không dùng để làm trang sức mà nó có thể là một loại vốn lưu động giữ lại đường lui cho họ về sau này.
- Giá cả của trâm cài tóc Trung Quốc
- Ví dụ một chiếc trâm cài được làm từ sừng tê giác từ thời nhà Minh với kỹ thuật chế tác tinh xảo và bắt mắt cũng là hình ảnh thu nhỏ của công nghệ chế tác trâm cài tóc tinh xảo. Sử dụng sừng tê giác làm trâm cài vốn đã hiếm, một chiếc sừng tê giác có thể tạo ra một chiếc trâm cài có độ dài tương đương, hạn chế lắm nhiều nhất cũng chỉ chế tạo ra được hai chiếc trâm, rất tốn nguyên vật liệu. Theo thông tin từ sàn đấu giá, một chiếc trâm hình rồng bằng bạch ngọc do Lục Tử Cương 陆子冈 chế tác vào thời nhà Minh đã được bán ra với giá 470.400 NDT.
- Chiếc trâm ngọc có kiểu dáng lấy cảm hứng thì phần đầu cây nấm, tương đối ngắn, thường sử dụng cho nam giới. Phần thân trâm được chạm nổi hoa văn hình rồng, được khắc lên dòng chữ: 言念君子,温其如玉。文中子赞,陆子冈制. Chiếc trâm ngọc này ưu nhã, hoa văn hình ròng tự nhiên sinh động, rất gần với tác phẩm do Lục Tử Cương chế tác. Cây trâm này bất kể từ phương diện tạo hình, hoa văn, kĩ thuật, văn tự, độ nhẵn mịn, ... đều có thể nhìn ra là kiểu dáng điển hình trong kĩ thuật điêu khắc ngọc từ thời Minh. Một chiếc trâm bạch ngọc hình rồng khác do nghệ nhân Vương Tiểu Khê chế tác từ thời Minh đã được đấu giá thành công với giá 425.600 NDT.
- Ngoại trừ trâm cài được chế tác từ bạch ngọc, sừng tê giác, trâm cài được chế tác từ vàng cũng rất hiếm thấy. Chiếc trâm phượng hoàng được làm từ vàng dát bạc từ thời nhà Liêu (công nguyên 907-1125, ở phía Bắc Trung Quốc, tên cũ là Khiết Đan, năm 938 đổi tên là Liêu) thu hút rất nhiều sự chú ý của nhà đầu tư, đặc biệt là sự tinh xảo của con phượng hoàng trên chiếc trâm, được bán ra với giá 66.000 NDT, giá này từ mười mấy năm về trước đã là cái giá trên trời. Ngoài ra còn một chiếc trâm vàng từ thời Tuyên Đức đế thời nhà Minh được bán ra với giá 179.200 NDT, phần đầu trâm cài là bông hoa có thể chuyển động hình tán ô, là điển hình cho loại hình trang sức quan lại sử dụng thời kỹ đầu nhà Minh, cực kỳ hiếm gặp.
-
- Ngụ ý trâm cài tóc Trung Quốc
- Ở thời xưa, người con gái vừa tròn 15 tuổi được coi là đã thành niên, thời khắc này được gọi là “ tuổi tới thì及笄之年”. Tại thời khắc này, người nhà thường tặng cho người con gái đó một chiếc trâm cài tinh xảo, coi đó là biểu tượng và sự chúc phúc cho sự thành niên của người đó. Nó tượng trưng cho sự trưởng thành và lột xác của người con gái, từ ngây thơ hồn nhiên đến trưởng thành chín chắn; đồng thời tượng trưng người con gái đã có thể gánh vác trách nhiệm gia đình và xã hội, là khởi đầu cho chặng đường mới trong cuộc đời người con gái.
- Trâm cài luôn là lựa chọn hàng đầu của nam giới dành tặng nữ giới, nữ tử cũng thường lấy đó làm vật định tình tặng cho người trong lòng, ngụ ý cho tình yêu sắc son một lòng thủy chung không đổi. Khi người con trai tỉ mỉ chọn ra một cây trâm tặng cho người trong lòng, điều đó không đơn giản là vật trao tay, hơn thế là biểu đạt tình cảm từ sâu trong lòng của người con trai đó. Trâm cài trở thành cầu nối tình cảm liên kết hai người, tượng trưng cho việc họ nguyện ý cùng nhau nắm tay đi hết cuộc đời, kết thành phu thê, bầu bạn đến bạc đầu răng long. Mà nếu người con gái dùng trâm cài làm lễ hồi đáp, điều đó có nghĩa rằng cô ấy đồng ý trở thành chính thất của đối phương, biểu đạt sự chung thủy và tấm lòng son sắt của người con gái. Tập tục này không hề hiếm thấy trong các bộ phim cổ trang, nếu nam nữ chính muốn định chung thân đại sự, một cây trâm sẽ trở thành biểu tượng cho tình yêu của họ.
- Trâm cài được làm ra từ chất liệu khác nhau, kĩ thuật chế tác khác nhau sẽ tượng trưng cho địa vị cao thấp trong xã hội. Trong chốn cung đình, hoàng hậu, phi tần và các nữ quyến quý tộc thường sử dụng những chiếc trâm cài rất tinh xảo bắt mắt, phô ra địa vị tôn quý và khí chất ưu nhã của bản thân. Những chiếc trâm đó không chỉ có thiết kế bắt mắt, kĩ thuật chế tác tỉ mỉ mà còn chứa đựng giá trọ nghệ thuật và văn hóa rất phong phú, mỗi cây trâm đều là độc nhất vô nhị, khiến người xung quanh không thể rời mắt.
- Tổng kết
- Hình ảnh chiếc trâm cài tóc thanh nhã luôn là hiện hữu cho vẻ đẹp thanh thuần ngàn năm không đổi, bạn sẽ vô thức bị vẻ đẹp hút bởi vẻ đẹp tinh tế sắc sảo của nó. Trâm cài là biểu tượng của vẻ đẹp cổ điển phương Đông. Người con gái vấn tóc cài trâm mang một vẻ đẹp thanh thoát của mùa hạ tựa như bước ra từ bức bích họa trong chốn cung đình. Nhẹ nhàng vấn lên suói tóc thẳng dài, cài lên một cây trâm cài tóc độc đáo, phối thêm một chiếc váy dài cổ điển, cho dù bạn thuộc tuýp người phụ nữ phóng khoáng, cởi mở cũng có thể trở thành một mỹ nhân cổ điển trong mắt người khác.
- Ngày nay, người yêu thích trang phục cổ phong ngày càng nhiều, không hiếm thấy hình ảnh các cô gái mặc cổ phục, tóc cài trâm đi dạo trong thành phố, chính họ đã góp phần tái hiện vẻ đẹp trang nhã của trâm