Tứ Hợp Viện (四合院)

  Tứ hợp viện 四合院, hay còn được gọi là Tứ hợp phòng四合房,  là một kiểu kiến trúc truyền thống theo hình thức kết hợp nhà trong sân của Trung Quốc với bố cục kiến trúc 4 mặt sân nhà đều có phòng nghỉ, bao quanh sân nhà và lấy sân nhà làm trung tâm, chính vì vậy được gọi là tứ hợp viện.

 

/upload/images/tu-hop-vien-1-.jpg

 

  Tứ hợp viện bao gồm 3 mặt đối diện là 3 gian phòng nghỉ và 1 mặt là cửa lớn. Với kiến trúc nhà ở thông thường, bước vào đầu tiên sẽ là cổng lớn, thứ hai là phòng khách và thứ 3 hoặc cuối cùng là phòng ngủ hoặc khuê phòng riêng tư, là không gian riêng tư của gia quyến hoặc phụ nữ trong nhà, thường sẽ không cho phép người khác tùy ý ra vào.

/upload/images/khoa-ngon-ngu-trung-quoc/tu-hop-vien-2-.jpg

  Tứ hợp viện có ít nhất 3000 năm lịch sử, mỗi nơi sẽ có những đặc trưng cụ thể riêng, trong đó điển hình nhất là tứ hợp viện Bắc Kinh. Tứ hợp viện thông thường chủ yếu nhằm mục đích cung cấp nơi ở cho các thành viên gia đình, môi trường thuận lợi đông ấm hạ dịu, đủ điều kiện cấu thành môi trường nơi ở đủ tính riêng tư, kiến trúc và bố cục của tứ hợp viện thể hiện ra tư tưởng cấp bậc tôn ti và thuyết pháp âm dương ngũ hành trong truyền thống Trung Quốc.

  Ngày nay, xuôi theo sự biến đổi trong quan niệm xã hội và cấu trúc mỗi gia đình, sự phù hợp của tứ hợp viện ngày đó vấp phải nhiều thử thách. Mà tại thành phố, trong quá trình quy hoạch, tứ hợp viện cũng đang phải đối diện với mẫu thuẫn giữa việc tiếp tục bảo tồn hay tiếp tục phát triển nó, một số căn tứ hợp viện đã được liệt vào những khu bảo vệ văn vật, đồng thời cũng có những nơi đã tiến hành tháo dỡ.  

  • Nguồn gốc của tứ hợp viện

  Tứ hợp viện có lịch sử lâu đời, từ thời Tây Chu hàng 3000 năm trước của Trung Quốc, kiến trúc tứ hợp viện hoàn chỉnh đã xuất hiện, di tích kiến trúc có hai sân trong đã được khai quật tại khu di tích Chu Nguyên tại thôn Kỳ Sơn (Thiểm Tây) là ví dụ thực tế về tứ hợp viện hoàn chỉnh nhất được biết đến sớm nhất tại Trung Quốc.

  Đến thời Hán, kiến trúc tứ hợp viện đã có bước phát triển mới, chịu ảnh hưởng từ thuyết pháp phong thủy, từ việc chọn địa điểm đặt nền móng cho đến bố cục đều có hẳn một bộ thuyết pháp âm dương ngũ hành đầy đủ. Đến thời nhà Đường, kiến trúc tứ hợp viện thừa hưởng những tinh hoa từ thời Hán, Tống và Nguyên với bố cục trước hẹp sau rộng. Tuy nhiên, phong cách tứ hợp viện thịnh hành nhất thời cổ đại là kiểu kiến trúc sân kết hợp hành lang, lấy trung tâm sân làm chủ thể của cả kiến trúc, xung quanh là dãy hành lang thông với nhau, hoặc trái phải có phòng nghỉ, chứ chưa phải kiến trúc 4 mặt đều có gian nhà như hiện nay. Cuối thời nhà Đường xuất hiện kiểu kiến trúc tứ hợp viện có phần hành lang có phần tương tự một gian nhà, dần dần thay thế hành lang sân nhà thông thường. Bắt đầu từ sau thời nhà Tống, tần suất kiến trúc sân nhà kết hợp hành lang xuất hiện dần ít đi, đến thời Minh gần như không còn xuất hiện nữa.  

/upload/images/khoa-ngon-ngu-trung-quoc/tu-hop-vien-4-.jpg

 

  Sau khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, rất nhiều tứ hợp viện tại Bắc Kinh rơi vào cảnh trở thành khu nhà ở tập thể, cùng với đó sau cải cách mở cửa, cùng với việc triển khai đổi mới thành phố, rất nhiều tứ hợp viện đã bị dỡ bỏ, ví dụ năm 1998 đã dỡ bỏ nơi ở của Khang Hữu Vi ở phía Đông Quảng Đông, năm 2000 dỡ bỏ nơi ở của Triệu Tử Thần, năm 2004 phá dỡ Vương phủ của một vị Quả Quận Vương của vương triều đại Thanh tại số 45 ngõ Mạnh Đoan, năm 2005 phá dỡ nơi ở của Tào Tuyết Cần, năm 2006 phá dỡ nơi ở của Đường Thiệu Nghi.

  Thời cổ đại, tứ hợp viện cơ bản đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh hoạt cho một gia đình, thời điểm đó những căn tứ hợp viện rộng lớn thường là nơi ở của quan thần trong triều. Nhưng đến hiện nay, một mặt các công trình  vệ sinh như cấp nước, xử lý nước thải, sưởi ấm, ... chưa được đưa vào nội viện tứ hợp viện, cũng chưa cải tiến để có thể thích ứng với các thiết bị như điều hoa, xe cộ, mặt khác, các đại gia đình 4 thế hệ cùng nhau chung sống hiện nay rất ít gặp, các gia đình có điều kiện thường sẽ chọn những biệt thự tại khu vực ngoại ô có điều kiện giao thông thuận lợi chứ không chọn những thành phố có mật độ dân số cao.

  • Tứ hợp viện Bắc Kinh

  Tứ hợp viện Bắc Kinh là kiến trúc nhà ở với xung quanh được vây bởi 4 gian phòng tại 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Tứ hợp viện Bắc Kinh là kiểu dáng kiến trúc nhà ở của người Bắc Kinh xưa, nổi tiếng cả trong và ngoài nước, người người đều tỏ.

  Cửa lớn tứ hợp viện thường thiết kế hướng ra phía Đông Nam hoặc Tây Bắc, căn phòng phía Bắc trong sân là gian phòng chính, gian phòng chính được xây trên nền móng gạch đá, có quy mô lớn hơn những gian phòng khác, là nơi ở của chủ nhân ngôi nhà. Hai bên sân có 2 gian nhà phụ hai hướng Đông, Tây, là nơi ở của các thành viên có bối phận nhỏ hơn trong gia đình. Giữa khu nhà chính và gian nhà phụ có hành lang thông nhau, có thể cung cấp lối đi và nghỉ ngơi cho các thành viên trong nhà. Tường bao của tứ hợp viện và gian phòng sát với đường phố bên ngoài thường sẽ không mở cửa sổ hướng ra bên ngoài, khiến cho không gian trong nhà luôn được đảm bảo kín kẽ và yên tĩnh.

  Bắc Kinh có rất nhiều tứ hợp viện với quy mô khác nhau, nhưng bất luận là lớn hay nhỏ, đều có điểm chung là được hợp thành từ 4 gian nhà từ 4 hướng khác nhau. Kiểu đơn giản nhất sẽ chỉ có một sân ở giữa, phức tạp hơn sẽ có từ hai đến ba sân, thường là nơi ở của các gia đình thượng lưu, được hợp lại từ rất nhiều tứ hợp viên nhỏ, ở giữa còn có một bức tường ngăn cách.

/upload/images/khoa-ngon-ngu-trung-quoc/tu-hop-vien-3-.jpg

 

 

 

Các bài viết khác

(024) 6292 8282
(024) 6292 8282 089 983 3579