Ngành nghề đào tạo

Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô

Định hướng giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, Việt Nam phát triển ngành công nghiệp ô trở thành ngành quan trọng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa,  góp phần phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước. Ngành Công nghiệp ô tô là một trong những ngành công nghiệp lớn của thế giới. Việt Nam cũng đã coi Công nghệ kỹ thuật ô tô là một ngành mũi nhọn, ưu tiên phát triển để góp phần công nghiệp hóa đất nước, theo như Quyết định số 1211/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ.

Công nghệ kỹ thuật ô tô là chuyên ngành về kỹ thuật bao gồm các hoạt động chuyên môn như: Thiết kế, sản xuất, lắp ráp, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, kinh doanh & nâng cao hiệu quả sử dụng ô tô. Và công nghệ là tương lai, học ngành công nghệ kỹ thuật ô tô là sự lựa chọn thông minh cho tương lai của bạn.

Tuyển sinh Cao đẳng công nghệ kỹ thuật ô tô (Mã ngành: 6510202)

- Xét điểm thi THPT 2024:  Tổ hợp A00, A01 >=16,0 Điểm

- Xét điểm Học Bạ THPT: Tổng điểm TBCN lớp 10 + TBCN lớp 11 + TBHK I lớp 12 + Điểm ưu tiên >= 16,5 Điểm

Thí sinh xét tuyển Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô không cần phải đợi điểm học kỳ II lớp 12, với phương thức xét điểm năm lớp 10,11 và học kỳ I lớp 12, không ảnh hưởng các nguyện vọng khác, giảm nỗi lo chờ điểm thi.

Hồ sơ xét tuyển gồm

- Phiếu ĐKXT
- Bản công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2024)
- Bản sao Học bạ THPT (photo công chứng).
- Bản sao giấy khai sinh có công chứng.

Tại trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội (FTC), sinh viên Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô sẽ được học và thực hành trong một môi trường chuyên nghiệp, năng động và thực tiễn. Với triết lý đào tạo “Tiên phong - Sáng tạo - Hội nhập”, sinh viên sẽ được học tập và trải nghiệm thực tế sửa chữa cùng với đội ngũ giảng viên – chuyên gia dày dặn kinh nghiệm đã từng tham gia công tác sửa chữa, lắp ráp tại các ga ra và các hãng ô tô danh tiếng.

Công nghệ kỹ thuật ô tô học những gì?

  • Các môn cơ sở ngành: Vẽ kỹ thuật, Công nghệ kim loại, Cơ lý thuyết, Sức bền vật liệu, Kỹ thuật nhiệt, Khí cụ điện, Kỹ thuật điện – điện tử, Chi tiết máy, Nguyên lý máy …
  • Các môn học chuyên ngành: Cấu tạo ô tô, Động cơ đốt trong, Kết cấu tính toán ô tô, Lý thuyết ô tô, Kết cấu tính toán động cơ đốt trong, Vi điều khiển và ứng dụng, Truyền động thủy lực và khí nén trên ô tô, Trạng bị điện và thiết bị điều khiển trên ô tô, Chẩn đoán và kiểm định kỹ thuật trên ô tô, Công nghệ chế tạo phụ tùng, Xe chuyên dụng, Xe điện và Hybrid...
  • Ngoài ra các môn phụ trợ gồm: Tin học đại cương, Tin học ứng dụng, Kỹ năng mềm, Tiếng Anh…
  • Các đợt thực tập gồm: Thực tập nhập môn ngành, Thực tập nhập môn cơ khí, Thực tập cấu tạo ô tô, Thực tập bảo dưỡng sửa chữa ô tô, Thực tập tốt nghiệp.

Chương trình học trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng chuyên sâu (nghiên cứu, chuẩn đoán, sửa chữa, lắp ráp, bảo dưỡng và vận hành) về cơ khí ô tô, hệ thống truyền động, cơ cấu thủy khí, hệ thống điện – điện tử, điểu khiển… để có thể áp dụng nhuần nhuyễn những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành, kỹ năng kỹ thuật liên quan đến ô tô.

Công nghệ kỹ thuật ô tô ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu?

Công nghệ kỹ thuật ô tô được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp "đầu tàu", kéo theo sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp phụ trợ khác. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô được xem là nhân tố tác động tích cực thúc đẩy các ngành liên quan đến phát triển, tạo động lực xây dựng nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước… Từ đó kéo theo nhu cầu việc làm của ngành học này cũng gia tăng một cách nhanh chóng. Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô tại FTC, bạn có thể đảm nhận công việc tại các vị trí như:

  • Kỹ sư thiết kế.
  • Nghiên cứu phát triển.
  • Kỹ thuật viên ở các cấp độ và các mảng khác nhau, theo từng chuyên ngành khác nhau (KTV sửa chữa chung, KTV đồng sơn, KTV kiểm soát chất lượng, KTV sửa chữa thân xe, KTV điện thân xe, KTV điện – điện tử, KTV lắp ráp, sản xuất phụ tùng, KTV giám định, Đăng kiểm viên…)
  • Cố vấn kỹ thuật, cố vấn dịch vụ.
  • Điều phối viên sản xuất, sửa chữa.
  • Quản lý (xưởng trưởng, trưởng bộ phận sản xuất, sửa chữa…)
  • Giảng viên các trường đại học, cao đẳng, trường nghề…
  • Tự khởi nghiệp.

Thí sinh gửi hồ sơ về trường theo địa chỉ

Phòng Tuyển sinh và Truyền thông – Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội

ĐT/Zalo: (024)6292.8282 – 0983.564.562

Website: ngoaingucongnghe.edu.vn hoặc nncn.edu.vn

Facebook chính: m.me/ngoaingucongnghehn

Thí sinh có thể nộp trực tiếp hoặc chuyển phát nhanh hồ sơ về địa chỉ trên. Thí sinh cần tìm hiểu thêm về ngành nghề đào tạo, thí sinh liên hệ với tổ tư vấn theo hotline 0983564562 để được hỗ trợ.

Các bài viết khác

(024) 6292 8282
(024) 6292 8282 089 983 3579